Lào Cai: Nguồn nước sinh hoạt bị ảnh hưởng sau sự cố vỡ cống xả chứa bùn quặng tại Tả Phời

5 ngày sau sự cố vỡ cống xả thải của Nhà máy tuyển đồng Tả Phời, đến nay công tác khắc phục sự cố đang tiếp tục được thực hiện.

Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đang tiến hành phân tích 17/17 mẫu bùn nước, đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp và tiến hành triển khai công tác nội nghiệp tính toán.

Cùng với đó, Sở NN và PTNT đã thống kê sơ bộ diện tích lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản của người dân bị vùi lấp, ngập bùn thải khoảng 49ha, trong đó xã Tả Phời 5ha, xã Cam Đường 14ha, phường Pom Hán 15ha, phường Bình Minh 15ha, độ dày vùi lấp khoảng 10- 40cm. Đặc biệt, nhiều diện tích lấy nước từ nguồn bị ảnh hưởng bởi sự cố hồ thải Nhà máy tuyển đồng Tả Phời đang mất nước do đã ngừng lấy nước vào công trình đến khi có kết luận của cơ quan chức năng về mức độ ô nhiễm.

Nguồn nước sinh hoạt cùng nhiều công trình thủy lợi bị ảnh hưởng -0
Vẫn còn lượng lớn bùn thải tại các ao hồ, ruộng của người dân

Nhiều công trình thủy lợi bị ảnh hưởng như công trình thủy lợi Phời 3, xã Tả Phời cũng bị vùi lấp hoàn toàn đập đầu mối và toàn bộ 200m tuyến kênh bê tông. Công trình thủy lợi Hẻo Trang bị gãy, trôi hoàn toàn khoảng 30m. Tuyến Kè suối Làng hang (suối Phân Lân) bị sạt, gãy khoảng 40m kè 2 bên bờ suối. Tuyến Kè suối Phời 3 bị sạt, gãy khoảng 20m kè 2 bên bờ suối. Công trình thủy lợi Dạ 2 xã Cam Đường bị bồi lắng bùn dày khoảng 30cm với chiều dài hơn 250m.

Nguồn nước sinh hoạt cùng nhiều công trình thủy lợi bị ảnh hưởng -0
Ruộng lúa của người dân bị ảnh hưởng

Đáng chú ý, công trình cấp nước sinh hoạt khu tái định cư Phời 3 bị gãy, hỏng hoàn toàn 10m đường ống cấp nước chính, mạng lưới cấp nước bị vùi lấp hoàn toàn dẫn đến khoảng 76 hộ dân thôn Phời 3 dùng nước sinh hoạt nhỏ lẻ từ các nguồn khác; gần 50 giếng nước ăn của nhân dân bị vùi lấp, hư hỏng.

Nguồn nước sinh hoạt cùng nhiều công trình thủy lợi bị ảnh hưởng -0
UBND xã Tả Phời làm việc với người dân

Theo UBND xã Tả Phời, đến hết đêm 11.8.2023, đã hoàn thành công tác vệ sinh nhà cửa 24 hộ dân bị ảnh hưởng (phía lòng nhà) và tiếp tục dọn dẹp khu vực sân vườn, chuồng trại; xúc dọn 1.265m3 bùn chuyển lên hồ thải quặng đuôi; Vận chuyển 9.949m3 đá xử lý bịt vị trí vỡ cống thoát nước D2000; dự kiến hết ngày 12.8.2023 sẽ hoàn thành sửa chữa cánh phải cống D2000.

Sau khi dọn dẹp nhà cửa của người dân, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế TP Lào Cai tiến hành phun khử khuẩn môi trường sau sự cố; Thăm khám sức khoẻ cho các hộ gia đình; kiểm tra, đánh giá tình hình vệ sinh môi trường và chất lượng nguồn nước sinh hoạt ăn uống, quản lý chất thải trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý môi trường, thu gom, xử lý xác động vật; xử lý nguồn nước cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.