Hàng chục nghìn m2 đất đồi ngày đêm bị đào bới, san phẳng tại Đồng Nai

Nhiều ngọn đồi lần lượt biến mất tại phường Phước Tân, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do tình trạng khai thác đất, san lấp có dấu hiệu không phép, sai phép tràn lan khiến cử tri nơi đây bức xúc.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Ban đêm, PV Báo Đại biểu Nhân dân ghi nhận máy múc rầm rộ đào bới, san lắp khu vực đất đồi phường Phước Tân, TP Biên Hòa. Ảnh: Quang Phương.

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của nhiều cử tri tại phường Phước Tân (TP Biên Hòa) liên quan đến vấn đề khai thác, vận chuyển đất đồi tại thửa đất số 28 và thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94, phường Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích 2 thửa đất hơn 31.400m2.

Theo nghi nhận, tại khu đất trên đang diễn ra tình trạng khai thác đất đồi, phần lớn diện tích đất đã bị khai thác, hiện chỉ còn lại một phần nhỏ của quả đồi nằm trơ trọi.

Những đêm có mặt tại đây, PV Báo Đại biểu Nhân dân ghi nhận nhiều máy múc đang liên tục hoạt động san lấp khu vực sau quả đồi đã bị khai thác, vận chuyển hết đất, đá.

Phía mặt tiền khu đất giáp đường nhựa được quay tôn kín, phía trong một phần quả đồi đã khai thác đất và biến thành nơi tập kết các phương tiện xe đào, xe ben để vận chuyển đất khai thác.

Mặt sau phần lớn diện tích đồi đã bị đào đất sâu hơn 10m, trở thành một vùng đất bằng phẳng, không còn dấu hiệu của đồi núi như trước đây.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Đất đồi đã bị khai thác, có nơi tạo thành những vách dựng đứng cao 10m. Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Vết tích khai thác, đào đất còn rất mới. Ảnh: Quang Phương.

Theo tìm hiểu, khu đất trên do ông Trần Anh Khoa (ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) đang quản lý và cho khai thác đất đồi. Ông Khoa từng đưa ra phương án cải tạo đất canh tác nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp. Hiện phần lớn diện tích đất đồi núi tại 2 thửa đất trên đã bị khai thác gần hết.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Trong khu vực khác của khu đất có tấm bảng thông báo "đất đang tranh chấp ngân hàng không được khai thác đất trái phép". Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Cũng tại khu đất trên, phần đồi nằm tiếp giáp với tuyến đường giao thông, hiện đã bị đào, khai thác và trở thành nơi tập kết các phương tiện xe ben, xe cuốc... Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Mặt tiền khu đất đồi được quây tường tôn, chỉ chừa một cổng ra vào. Ảnh: Quang Phương.

Liên quan đến việc khai thác đất đồi nêu trên, nhiều cử tri "băn khoăn", liệu UBND phường Phước Tân có nắm được thông tin về vấn đề khai thác đất tại thửa đất số 28, tờ bản đồ số 94 và thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94 hay không? Việc khai thác này có được cấp phép theo quy định?

Chủ đầu tư có báo cáo xin phép UBND phường Phước Tân về việc khai thác nguồn đất tại thửa đất số 28, thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94 hay không? Nếu có thì nguồn đất khai thác xử lý thế nào?

Nếu khu đất trên chưa được cấp phép khai thác đất nhưng đã bị khai thác phần lớn diện tích đất, UBND Phước Tân phường xử lý như thế nào? Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai ra sao?

Hàng chục nghìn m2 đất đồi ngày đêm bị đào bới, san phẳng tại Đồng Nai -0
UBND phường Phước Tân

Ngày 23.3, PV Báo Đại biểu Nhân dân đã liên hệ UBND phường Phước Tân để tìm hiểu các vấn đề trên, tuy nhiên bộ phận văn phòng của phường báo lãnh đạo phường đi vắng, hẹn phản hồi sau.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng liên quan đến việc khai thác đất đồi trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.