Hàng chục nghìn m2 đất đồi ngày đêm bị đào bới, san phẳng tại Đồng Nai

Nhiều ngọn đồi lần lượt biến mất tại phường Phước Tân, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do tình trạng khai thác đất, san lấp có dấu hiệu không phép, sai phép tràn lan khiến cử tri nơi đây bức xúc.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Ban đêm, PV Báo Đại biểu Nhân dân ghi nhận máy múc rầm rộ đào bới, san lắp khu vực đất đồi phường Phước Tân, TP Biên Hòa. Ảnh: Quang Phương.

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của nhiều cử tri tại phường Phước Tân (TP Biên Hòa) liên quan đến vấn đề khai thác, vận chuyển đất đồi tại thửa đất số 28 và thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94, phường Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích 2 thửa đất hơn 31.400m2.

Theo nghi nhận, tại khu đất trên đang diễn ra tình trạng khai thác đất đồi, phần lớn diện tích đất đã bị khai thác, hiện chỉ còn lại một phần nhỏ của quả đồi nằm trơ trọi.

Những đêm có mặt tại đây, PV Báo Đại biểu Nhân dân ghi nhận nhiều máy múc đang liên tục hoạt động san lấp khu vực sau quả đồi đã bị khai thác, vận chuyển hết đất, đá.

Phía mặt tiền khu đất giáp đường nhựa được quay tôn kín, phía trong một phần quả đồi đã khai thác đất và biến thành nơi tập kết các phương tiện xe đào, xe ben để vận chuyển đất khai thác.

Mặt sau phần lớn diện tích đồi đã bị đào đất sâu hơn 10m, trở thành một vùng đất bằng phẳng, không còn dấu hiệu của đồi núi như trước đây.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Đất đồi đã bị khai thác, có nơi tạo thành những vách dựng đứng cao 10m. Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Vết tích khai thác, đào đất còn rất mới. Ảnh: Quang Phương.

Theo tìm hiểu, khu đất trên do ông Trần Anh Khoa (ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) đang quản lý và cho khai thác đất đồi. Ông Khoa từng đưa ra phương án cải tạo đất canh tác nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp. Hiện phần lớn diện tích đất đồi núi tại 2 thửa đất trên đã bị khai thác gần hết.

Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Trong khu vực khác của khu đất có tấm bảng thông báo "đất đang tranh chấp ngân hàng không được khai thác đất trái phép". Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Cũng tại khu đất trên, phần đồi nằm tiếp giáp với tuyến đường giao thông, hiện đã bị đào, khai thác và trở thành nơi tập kết các phương tiện xe ben, xe cuốc... Ảnh: Quang Phương.
Đồng Nai: Hàng mét vuông đất đồi tại TP Biên Hòa “không cánh mà bay” -0
Mặt tiền khu đất đồi được quây tường tôn, chỉ chừa một cổng ra vào. Ảnh: Quang Phương.

Liên quan đến việc khai thác đất đồi nêu trên, nhiều cử tri "băn khoăn", liệu UBND phường Phước Tân có nắm được thông tin về vấn đề khai thác đất tại thửa đất số 28, tờ bản đồ số 94 và thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94 hay không? Việc khai thác này có được cấp phép theo quy định?

Chủ đầu tư có báo cáo xin phép UBND phường Phước Tân về việc khai thác nguồn đất tại thửa đất số 28, thửa đất số 298, tờ bản đồ số 94 hay không? Nếu có thì nguồn đất khai thác xử lý thế nào?

Nếu khu đất trên chưa được cấp phép khai thác đất nhưng đã bị khai thác phần lớn diện tích đất, UBND Phước Tân phường xử lý như thế nào? Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai ra sao?

Hàng chục nghìn m2 đất đồi ngày đêm bị đào bới, san phẳng tại Đồng Nai -0
UBND phường Phước Tân

Ngày 23.3, PV Báo Đại biểu Nhân dân đã liên hệ UBND phường Phước Tân để tìm hiểu các vấn đề trên, tuy nhiên bộ phận văn phòng của phường báo lãnh đạo phường đi vắng, hẹn phản hồi sau.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng liên quan đến việc khai thác đất đồi trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.