Giải pháp, kiến nghị ứng phó ngập lụt cho Cần Thơ

Theo giới chuyên gia, để ứng phó với ngập lụt do triều cường tại Cần Thơ, cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên để thông báo tại chỗ; sử dụng hệ thống thông minh cảnh báo tuyến đường ngập; nghiên cứu điều chỉnh giờ học sinh đi học, điều tiết giao thông…

Là loại hình thiên tai nguy hiểm 

Ngập lụt do triều cường là một loại hình thiên tai nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tại Cần Thơ, từ đầu năm đến tháng 10.2022, Thành phố đã trải qua 6 đợt triều cường gây ngập. Mực nước cao nhất trong các đợt triều này ở mức báo động II-III, riêng đợt triều cường đầu tháng 11 âm lịch (khoảng ngày 25 đến 27.11) vẫn còn ở mức cao trên báo động III từ 10-15cm (tức đỉnh triều khoảng 2,1 - 2,15m). Đài khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ nhận định từ nay đến hết năm 2022 còn 1 đợt triều cường vào đầu tháng 12 âm lịch.

Lý giải về tình trạng ngập nặng do triều cường tại TP. Cần Thơ năm 2022, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long cho biết, sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng thủy triều biển Đông và nước sông Mê Kông đổ về. Hằng năm, sẽ có 3 đợt thủy triều dâng cao, đó là rằm tháng 8, cuối tháng 8 và rằm tháng 9 âm lịch. Nước triều từ biển vào “đụng” với đợt đỉnh lũ từ thượng nguồn đổ về đã khiến không chỉ Cần Thơ mà các đô thị từ quốc lộ 1A trở ra biển phải đối diện với các đợt ngập nặng. 

Giải pháp, kiến nghị ứng phó ngập lụt cho Cần Thơ -0
Ngập lụt do triều cường tại đường Trương Định, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ hồi tháng 10.2022. Nguồn: ITN 

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên để thông báo tại chỗ

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), hiện nay có ý kiến đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin để cảnh báo ngập lụt ở đô thị bằng cách dùng camera, bản đồ, máy bay không người lái để thông báo. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, phương pháp này khá tốn kém, không phải địa phương nào cũng thực hiện được. 

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên (tương tự hệ thống cảnh báo giao thông trên sóng phát thanh) để thông báo tại chỗ. “Để có thể thông tin kịp thời tình hình ngập úng, có thể dùng các phương tiện phổ biến như nhắn tin qua các ứng dụng, sóng radio. Người dân sẽ thông báo cụ thể vị trí họ đang đứng ngập sâu bao nhiêu thì sẽ chính xác hơn bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào”.

Cũng theo chuyên gia này, khi có một mạng lưới những người cộng tác như vậy, việc cảnh báo ngập lụt sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ ở TP. Cần Thơ, nếu áp dụng cách này thì sẽ có những số liệu tức thời để cập nhật vào bản đồ với mức độ chính xác rất cao.

Giải pháp, kiến nghị ứng phó ngập lụt cho Cần Thơ -0
Ngập lụt do triều cường gây bất tiện, cản trở cuộc sống sinh hoạt của người dân. Nguồn: ITN 

Sử dụng hệ thống thông minh cảnh báo, điều tiết tốt giao thông

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ Võ Minh Cảnh cho hay, ngập lụt đô thị có nhiều nguyên nhân như triều cường, hệ thống cống thoát nước ở trung tâm đô thị cũ, chưa đồng bộ, mưa. Khi ba yếu tố này kết hợp cùng lúc, tình trạng ngập sẽ nặng nề hơn.

Cũng theo ông Cảnh, ngập ở Cần Thơ thường xảy ra vào mùa nước nổi (tháng 9, 10 và 11, ngập vào con nước rằm và 30 âm lịch), thời gian ngập chỉ vài giờ, không ngập suốt. Tổng cả năm Thành phố ngập khoảng 40 - 50 giờ, vì vậy cần sử dụng hệ thống thông minh cảnh báo các tuyến đường ngập, thời gian ngập; nghiên cứu điều chỉnh giờ học sinh đi học, cảnh báo, điều tiết giao thông nhằm giảm thiểu nhiều nhất các tác động ngập lụt đô thị.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng TP. Cần Thơ) Nguyễn Thanh Tại cho biết, Thành phố đang đối mặt với tình trạng ngập lụt đô thị ngày càng nghiêm trọng. Trong đợt triều cường rằm tháng 9 âm lịch vừa qua, mực nước cao nhất đã lên tới 2,27m (vượt báo động III là 0,27m), gây ngập sâu nhiều khu vực nội thành. Điều này dẫn đến việc thực hiện các đồ án quy hoạch cũng như xây dựng phát triển đô thị cũng phải tính tới yếu tố cốt nền.

“Như khu vực trung tâm quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy có dự án của Ban Quản lý Dự án ODA TP. Cần Thơ với các đê bao, cống ngăn triều, cơ bản cốt nền không cần tôn cao, ảnh hưởng tới môi trường cũng như nguồn lực xã hội. Các khu vực còn lại phải tính tới câu chuyện thoát lũ và xây dựng”, ông Tại cho biết thêm. 

Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.