DƯ ÂM VỀ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC LIÊN BANG NGA VÀ CỘNG HÒA BELARUS CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus

Với nhiều thỏa thuận quan trọng, chiến lược đã đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm, chắc chắn quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus sẽ được nâng lên tầm cao hơn, với quy mô lớn hơn và chất lượng cao hơn, mở ra triển vọng mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Belarus. Các đối tác của bạn dành sự quan tâm đặc biệt và mong muốn hợp tác với Việt Nam một cách rất chân tình, hiệu quả. Nhiều thành viên của ta và phía bạn Nga đã nhận định như vậy khi đánh giá về chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta.

Mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus ảnh 1Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân: Việc đưa hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ lên tầm chiến lược là bước tiến quan trọng, đặt nền tảng cho sự hợp tác lâu dài giữa hai nước

Có thể nói chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đến Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus đã thành công tốt đẹp. Trong các cuộc hội đàm của Tổng bí thư với Tổng thống Nga V. Putin cũng như với Tổng thống Belarus A. Lukashenko, một trong những nội dung được quan tâm và đạt được sự đồng thuận cao là thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. Phía Nga coi giáo dục, khoa học - công nghệ là một nền tảng để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Trong chuyến thăm của Tổng bí thư, hai bên đã ký Hiệp định về đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, trong đó đề cập rất nhiều nội dung. Đặc biệt phía Nga rất quan tâm đến hợp tác đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ cho Việt Nam, nâng tổng số học bổng của Nga cho Việt Nam tới năm 2020 lên 1.000 suất. Đây là một con số rất ấn tượng. Đồng thời phía Nga cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu về biển, khoa học cơ bản, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin... Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và có thể thúc đẩy hợp tác được với Nga. Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực này của cả hai bên. Và năm tới Việt Nam – Liên bang Nga sẽ họp Ủy ban Liên Chính phủ lần đầu tiên về hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là bước tiến rất quan trọng, đặt nền tảng cho sự hợp tác lâu dài với Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ. 
 
Mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus ảnh 2Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Chắc chắn sau chuyến thăm này, quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus sẽ được nâng lên quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn 
 
Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trong những nội dung được lãnh đạo cấp cao hai nước hết sức quan tâm là bàn các biện pháp để tăng cường thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Tại Liên bang Nga, trong cuộc hội đàm, hội kiến giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Nga V. Putin và Thủ tướng Nga D. Medvedev, hai bên đã bàn về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, nhất là các dự án đầu tư quan trọng của hai bên như các dự án hợp tác về dầu khí, chương trình phát triển các nhà máy điện, nhà máy chế tạo cơ khí...; thúc đẩy quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đặc biệt, hai bên đã bàn rất nhiều về các giải pháp để từ nay đến cuối năm 2014 có thể cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus và Kazakhstan. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga V. Putin và Thủ tướng D. Medvedev đã khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên để đạt được mục tiêu này, phấn đấu để đầu năm 2015 có thể ký chính thức Hiệp định này. Tương tự như vậy, tại Belarus, trong hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Belarus A. Lukashenko, hội kiến với Thủ tướng Belarus M. Myasnikovich thì hợp tác kinh tế cũng là một trọng tâm. Trong đó có việc thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai bên, trao đổi thương mại hàng hóa và thúc đẩy đàm phán Hiệp định khu vực mậu dịch tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam-Belarus cũng thống nhất trong năm 2014 cố gắng kết thúc cơ bản việc đàm phán để đầu năm 2015 có thể ký kết được Hiệp định này.

Như vậy, có thể thấy, chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong rất nhiều nội dung quan trọng, toàn diện mà hai bên trao đổi, thống nhất, từ thúc đẩy quan hệ hợp tác về ngoại giao, chính trị, đối ngoại, kinh tế, quốc phòng-an ninh, văn hóa đến giáo dục khoa học và công nghệ... thì hợp tác về kinh tế là một trong những nội dung được cả hai bên hết sức quan tâm. Và căn cứ vào những nội dung Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus, có thể khẳng định rằng chuyến thăm này hết sức thành công về nhiều khía cạnh. Chắc chắn sau chuyến thăm này, quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus sẽ được nâng lên quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. 
 
Mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus ảnh 3Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) G. Zyuganov: Đối với chúng tôi, quan hệ với Việt Nam mang tính nguyên tắc

Đối với chúng tôi, quan hệ với Việt Nam mang tính nguyên tắc. Chúng tôi đã đóng góp tối đa để củng cố mối quan hệ mang giá trị lịch sử to lớn này. Trước đây, Liên Xô đã đứng về phía Việt Nam, chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Khi đó, Mỹ ném bom Việt Nam và tìm cách phá hủy quốc gia đặc biệt này. Khi đó nhân dân Việt Nam với sự hậu thuẫn của Liên Xô đã làm nên chiến thắng lịch sử. Điều này đã và đang chứng minh rằng ý chí của nhân dân Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và mong muốn sống trong tự do, độc lập là cao hơn tất cả.

Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ mật thiết, trung thực từ lâu với Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác. Và các đồng nghiệp trong Đảng Cộng sản Liên bang Nga của chúng tôi năm nào cũng tới đất nước tuyệt vời này, đã và luôn mong muốn đóng góp tối đa cho nỗ lực tăng cường quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa hay thể thao...

Tại Liên bang Nga có khoảng 5.000 sinh viên Việt Nam hiện đang theo học và nhiều chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở Nga. Họ làm việc rất trung thực. Và hiện mỗi năm trung bình có 400.000 người Nga tới Việt Nam du lịch. Mối quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai nước tiếp tục được củng cố.     

Tôi tin tưởng rằng trong chuyến thăm tới Nga lần này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V. Putin cùng Thủ tướng D. Medvedev cũng như lãnh đạo Hạ viện Nga sẽ đưa ra một cú hích tốt để củng cố các mối quan hệ này. Chúng tôi luôn quan tâm, theo dõi sát việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan, ủng hộ việc phát triển tối đa mối quan hệ Việt Nam-Nga theo tất cả các hướng. Đảng Cộng sản Liên bang Nga sẽ đóng góp hết sức mình vào việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, trong đó có quan hệ hữu nghị với nhân dân Việt Nam anh em.

Cần lưu ý rằng nếu chọn 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, thì hiện trên thế giới này, trong bối cảnh các quốc gia đều đang phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển KT-XH nhanh nhất, trong năm nay GDP của các bạn tăng gần 6%. Tôi hy vọng và tin tưởng các thỏa thuận hợp tác đạt được giữa Việt Nam-Liên bang Nga trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này sẽ góp phần phát triển mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và củng cố an ninh của chúng ta. Chúng tôi chân thành chúc nhân dân Việt Nam anh em, những người bạn của Nga, đạt thành tích to lớn hơn nữa. Đảng Cộng sản Liên bang Nga của chúng tôi sẽ đóng góp tối đa cho việc phát triển quan hệ song phương và tin tưởng thắng lợi sẽ tương xứng.
 
Mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus ảnh 4Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Sơn: Các đối tác Nga đang có sự quan tâm đặc biệt và sự hợp tác chân tình, hữu hiệu với Việt Nam
 
Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ và hợp tác về dầu khí, năng lượng giữa hai nước đặc biệt được quan tâm. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các doanh nghiệp, tập đoàn dầu khí lớn của Liên bang Nga như Tập đoàn dầu khí Gazprom, Công ty cổ phần Zarubezhneft, Công ty cổ phần Rosneft... đều rất quan tâm đến các hoạt động hợp tác về dầu khí tại Việt Nam và Liên bang Nga. Trong chuyến thăm của Tổng bí thư lần này, chúng tôi đã đạt được 4 thỏa thuận quan trọng với các tập đoàn dầu khí lớn của Nga. Đó là Thỏa thuận về việc thành lập Công ty Liên doanh để thăm dò khai thác mỏ Dolghinskoe tại Liên bang Nga giữa Petrovietnam và Gazprom Neft; Thỏa thuận khung về cơ chế giá khí của Công ty Liên doanh Gazpromviet giữa Petrovietnam và Gazprom; Thỏa thuận cung cấp dầu thô dài hạn giữa Petrovietnam và Gazprom Neft; Bản Ghi nhớ về tiếp tục hợp tác chiến lược giữa Petrovietnam và Zarubezhneft.

Các đối tác của Nga đang có sự quan tâm đặc biệt và sự hợp tác rất chân tình, hữu hiệu với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sau chuyến thăm Liên bang Nga lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mở ra triển vọng mới cho hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các tập đoàn dầu khí của Liên bang Nga.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…