Mô hình bảo vệ đàn cá mát ở huyện nơi biên giới Việt – Lào

Những năm qua, phong trào thi đua "Dân vận khéo", xây dựng mô hình, điển hình trên địa bàn huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng mô hình phát triển đàn cá mát

Một trong những mô hình thành công đó là mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản đàn cá mát, đã và đang góp phần hạn chế tình trạng khai thác, đánh bắt, hủy diệt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản giống cá quý hiếm ở huyện vùng cao, biên giới như Tương Dương.

tại xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, mỗi lần gặp đoàn khách, bà con nơi đây tự hào lắm, bởi đây là thành quả họ xây dựng nên. Già bản Mạc Quang Việt, bản Khe Kiền nở nụ cười rất tươi, vừa dẫn đoàn vừa thao thao câu chuyện con khe và nguồn cá hiếm được thiên nhiên ban tặng bản mình.

Mô hình bảo vệ đàn cá mát ở huyện nơi biên giới Việt – Lào -0
Các xã trong huyện học tập mô hình khoanh nuôi cá mát ở xã Tam Hợp.

Ông Việt vui vẻ nói: “Không biết từ bao giờ con khe Kiền vượt biên hàng trăm Km chảy về bản mình, là nguồn thủy lợi cung cấp cho tưới tiêu, sinh hoạt cho nhân dân 4 bản: Lưu Phong, Xóong Con, Con Mương và Khe Kiền.

Khe này cũng nức tiếng bởi một sản vật thiên nhiên ban tặng, đó là cá mát. Một loài cá đã nuôi dưỡng bao thế hệ đồng bào nơi đây chân chất, thật thà, trong sáng như những chú cá mát sống dưới con khe sạch khe Kiền đây”.

Khi câu chuyện của Phó Bí thư Đảng ủy Lưu Kiền, Lữ Duy Hải chia sẻ rằng, nhận thấy được xã bạn Tam Hợp thành công trong việc phát triển và nhân rộng mô hình Dân vận khéo “bảo vệ nguồn lợi thủy sản cá mát” từ 1,8Km lên 5,4Km chỉ trong một năm nên đã cử cán bộ đến học hỏi.

“Mỗi phiên chợ ở xã bạn Tam Thái được họp, nhiều bà con xã Tam Hợp đã mang sản vật Pá Khỉnh Pình (gắp cá mát nướng) ra bán, vừa được khách hàng ưa thích, vừa được giá, nhất là dịp lễ, Tết.

Hỏi ra mới biết đây là cá được đánh bắt bằng ngư cụ ở những đoạn cho phép của nhân dân xã Tam Hợp. Khi huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình “bảo vệ nguồn lợi thủy sản cá mát”, xã chúng tôi đã thành lập đoàn trực tiếp đến xã Tam Hợp để học tập về triển khai sau đó”, ông Lữ Duy Hải nói.

Sau khi thông qua Hội đồng nhân dân xã, mô hình được lấy chuẩn lợi ích cộng đồng lên trên hết. Tuy nhiên những ngày đầu đưa vào thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì từ bao đời nay bà con cho rằng những con cá dưới dòng khe là của tự nhiên ban tặng; khi được khoanh nuôi, bảo vệ, cấm đánh bắt họ cho là “vô lý”, tình trạng lén lút đánh bắt liên tục xẩy ra.

“Xã đã cắt cử các thành viên trong ban chỉ đạo, nhiều lần tham gia họp dân, vận dụng mọi cách để nói lời hay, dễ nghe, gặp già làng, người có uy tín thông qua họ để nói, làm, chỉ ... Chỉ sau 1 thời gian ngắn bà con dẫn bản đã tuân thủ đúng như xã đã chỉ đạo. Cũng từ đó, nguồn cá sinh sôi, phát triển mạnh, di chuyển theo dòng đến những đoạn được phép đánh bắt, không ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi, người dân rất phấn khởi”, ông Hải chia sẻ thêm.

Mô hình bảo vệ đàn cá mát ở huyện nơi biên giới Việt – Lào -0
Mô hình Dân vận khéo bảo bệ nguồn lợi thủy sản cá Mát đã thu hút sự quan tâm của các huyện bạn đến tham quan học tập.

Rời xã Lưu Kiền, khi mặt trời đứng bóng soi rõ từng đoàn cá đua nhau vẫy đuôi, đớp những tảng rêu mọc kín hòn cuội, đoàn công tác ngược đường vào xã vùng  Yên Thắng. Yên Thắng là một trong những xã có diện tích khoanh nuôi, bảo vệ nhiều và có hiệu quả của huyện Tương Dương.

Với 6,8Km khoanh nuôi các đoạn khe thuộc 4 bản là gồm: Bản Lườm, Xốp Khấu, Văng Lin và Bản Tạt, đã phần nào tái tạo nguồn cá giống dồi dào ở các đoạn bà con được phép đánh bắt.

Năm 2022, xã Yên Thắng đã tổ chức cho người dân các bản khoanh vùng đánh bắt được 2 lần vào dịp Quốc khánh mùng 2/9 và Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11, với hơn 6 tạ các loại thủy sản; trong đó cá mát gần 200kg, người dân rất phấn khởi trước quyết định sáng suốt của xã nhà.

Ông Vi Văn Khiêm - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Yên Thắng chia sẻ: “Trước đây người dân không biết nên quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn, do một số vẫn đánh bắt trộm ở đoạn bảo vệ, xã đã thành lập tổ an ninh ở các bản để giám sát, quản lý, theo dõi, xây dựng quy chế đánh bắt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đưa việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào Quy ước, Hương ước của bản; lấy nhân dân làm nòng cốt trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cá mát, sau đó ra sức nhắc nhở, khuyên giải, tổ chức lễ hội bắt cá, tạo không khí phấn khởi mỗi dịp lễ.

Sau thấy cá ở vùng không cấm cũng phát triển nhiều hơn, nên người dân thấy hợp lý. Từ đó không ai bảo ai, tự ý thức bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ đánh bắt khi có lễ hội xã cho phép, còn chỗ được phép chỉ sử dụng dụng cụ, tuyệt đối không kích điện”.

Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả nguồn lợi thủy sản

Tương Dương là một trong những xã 30a của tỉnh Nghệ An, nguồn lợi chủ yếu nhờ vào thiên nhiên, rừng núi, lòng hồ các thủy điện và các con khe, suối chảy qua các địa phương trong huyện. Do điều kiện tự nhiên sông, khe, suối nhiều, nên nguồn thủy sản phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao...

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người dân nơi đây thói quen khai thác và đánh bắt chưa có sự quản lý, còn mang tính hủy diệt, làm hạn chế sự phát triển của các loài thủy sản, gây cản trở dòng chảy.

Mô hình bảo vệ đàn cá mát ở huyện nơi biên giới Việt – Lào -0
Mỗi năm 1-2 lần chính quyền địa phương tổ chức lễ hội cho nhân dân đánh bắt ở các vùng khoang nuôi, bảo vệ.

Vì vậy, việc xây dựng mô hình quản lý hiệu quả nguồn lợi thủy sản đặc biệt được quan tâm, trong đó có mô hình Dân vận khéo “bảo vệ nguồn lợi thủy sản cá mát” do Ban Dân vận Huyện ủy Tương Dương kế thừa từ sự thành công của mô hình Tam Hợp.

Ông Lương Bá Vin - Trưởng Ban dân vận Huyện ủy, Phó Ban chỉ đạo phong trào thi đua Dân vận khéo huyện Tương Dương chia sẻ: Trong năm 2022, toàn huyện có 14 xã, 49 bản thực hiện khoanh nuôi bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cá mát, với  63,4Km; trong đó Tam Hợp nhân rộng thêm được 3,8Km; xã Yên Thắng 6,8Km; xã Tam Quang 3,5Km; xã Nga My 6Km; xã Yên Hòa 4,5Km. Đặc biệt, có xã Yên Tĩnh thực hiện được 7,1Km ở tất cả các bản của xã.

Còn xã Mai Sơn, mặc dù không có cá mát, nhưng nhận thấy hiệu quả từ mô hình mang lại, xã đã mạnh dạn áp dụng vào bảo vệ các loài thủy sản các con khe ở các bản Huồi Xá, Huồi Tố 1, Phá Kháo, Chà Lò, Na Kha, Na Hang, Piêng Mựn.

Từ cách làm mới đó, đến nay đã không chỉ nguồn lợi thủy sản cá mát mà các loài thủy sản khác trên địa bàn cũng dần dần được phục hồi; môi trường sinh thái được cải thiện, khu vực khoanh vùng được quy hoạch bố trí phù hợp, khoảng cách giữa đoạn giáp ranh các bản được đảm bảo khoảng cách, tạo điều kiện cho sự di chuyển phát tán của cá Mát và các loài thủy sản khác.

Đời sống

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.