Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Diện tích trưng bày lên tới 2.600m2

Theo thông tin từ Viettel, Tập đoàn sẽ trưng bày trên 80 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và gần 30 sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực dân sự tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra từ ngày 19.12 - 22.12).

Đến ngày 18.12, gian hàng của Viettel đã sẵn sàng trình diễn những công nghệ do Viettel làm chủ, nghiên cứu và sản xuất, góp phần thể hiện sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

anh1.jpg
Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel kiểm tra gian hàng trưng bày của Viettel tại Triển lãm. Ảnh: Đức Thọ

Với tổng diện tích trưng bày là 2.600 m2, Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80 sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao thuộc 10 ngành, gồm: Radar, quang điện tử, tác chiến điện tử, thông tin quân sự, huấn luyện mô phỏng, chỉ huy điều khiển, UAV, hàng không vũ trụ, tác chiến không gian mạng, an ninh mạng và nhóm sản phẩm khác.

dbnd_br_20241217-104049.jpg
UAV cảm tử VU-C2 của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Số lượng sản phẩm trưng bày tại triển lãm lần này của Viettel tăng hơn 20 sản phẩm so với Triển lãm quốc phòng Quốc tế 2022. Nhiều sản phẩm Viettel phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu như máy bay không người lái (UAV) cự ly 1.000 km, tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV, radar điều khiển hoả lực quét búp sóng điện tử chủ động (beam-forming)…

dbnd_br_20241217-104122.jpg
UAV cảm tử VU-C2 của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới, bao gồm 4 chức năng: Trinh sát, thu thập thông tin - Truyền nhận thông tin - Xử lý thông tin để ra quyết định - Vũ khí công nghệ cao trên các môi trường tác chiến trong vũ trụ, trên không, trên biển, trên bộ và không gian mạng.

dbnd_bl_20241217-104144.jpg
Sản phẩm "Người lính tương lai" của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Cụ thể, UAV trinh sát của Viettel có thời gian bay lên đến 6h, cự ly hoạt động lên tới 70km, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để trinh sát, chỉ thị mục tiêu; UAV tấn công cảm tử sử dụng công nghệ AI trong tìm kiếm, tấn công mục tiêu; UAV đa năng có thể bay được liên tục hơn 12h, cự ly hoạt động hơn 1.000km, trang bị kèm theo các loại vũ khí tấn công chính xác cao.

dbnd_br_20241217-104221.jpg
Ra-da 3D bảo vệ khu vực trọng yếu. Ảnh: Thảo Mộc

Đặc biệt, các khí tài tác chiến điện tử của Viettel có cả trong 3 lĩnh vực: trinh sát điện tử, tấn công điện tử và bảo vệ điện tử, bao phủ từ cấp chiến thuật, chiến dịch và chiến lược, theo công nghệ mới nhất - công nghệ tác chiến điện tử có nhận thức trên nền AI và được các kỹ sư Viettel làm chủ từ phần cứng, phần mềm và thuật toán. Viettel đã làm chủ các công nghệ lõi như: SDR; trí tuệ nhân tạo, các công nghệ truyền tin thích nghi băng rộng tốc độ cao; truyền tin cự ly xa, công nghệ cognitive radio, thu phát đa kênh.

Phát triển các giải pháp toàn diện

Theo đại diện Viettel, đơn vị có nhiều sản phẩm phục vụ quân binh chủng trên biển, trên không và trên đất liền.

dbnd_bl_20241217-104816.jpg
Viettel nghiên cứu và phát triển toàn diện mô hình tác chiến trên biển cho lực lượng hải quân. Ảnh: Thảo Mộc

Theo đó, Viettel đã nghiên cứu và phát triển các giải pháp toàn diện cho lực lượng hải quân dựa trên Mô hình tác chiến C5ISR; nghiên cứu chế tạo thành công gần 30 chủng loại sản phẩm khác nhau dựa trên các nền tảng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho cả 3 cấp độ tác chiến: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật trên không. Trên đất liền, Viettel đã trang bị các trang thiết bị phục vụ trinh sát và tác chiến cho bộ binh và đặc công, tăng thiết giáp, lực lượng pháo binh…

dbnd_bl_20241217-104253.jpg
Rada (X-Band) VR5-V5IX của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Viettel cũng nghiên cứu phát triển các hệ thống mô phỏng đến thế hệ thứ 5 phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Các sản phẩm tiêu biểu là hệ thống mô phỏng bay, mô phỏng bắn súng, mô phỏng xe tăng, mô phỏng lái ô tô, hệ thống sa bàn.

dbnd_br_20241217-104726.jpg
Hệ thống mô phỏng bắn súng của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Chỉ huy điều khiển Viettel cũng làm chủ các công nghệ xử lý thông tin thời gian thực tiên tiến và kết hợp AI để xây dựng hệ thống Tự động hóa chỉ huy điều khiển hiện đại, mang lại hiệu quả tác chiến ở cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.

dbnd_br_20241217-104555.jpg
Viettel cũng nghiên cứu phát triển các hệ thống mô phỏng đến thế hệ thứ 5 phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Ảnh: Thảo Mộc

Cùng với những vũ khí, trang bị công nghệ cao được nghiên cứu, thử nghiệm thành công và sản xuất loạt để đưa vào trang bị cho quân đội; Viettel cũng đã triển khai thành công các hệ thống tác chiến trên không gian mạng và các hệ thống mô hình mô phỏng phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo của Quân đội.

dbnd_br_20241217-104522.jpg
Thiết bị trinh sát ảnh nhiệt của Viettel. Ảnh: Thảo Mộc

Các sản phẩm đưa vào trang bị cho Quân đội được đánh giá có mức độ tương đương hoặc vượt trội so với sản phẩm đã mua của nước ngoài trước đây, phù hợp với điều kiện tác chiến của Quân đội, bảo đảm tính bảo mật, tự chủ trong sản xuất, công tác hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, góp phần quan trọng nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng.

dbnd_bl_20241217-104323.jpg
Ra-da phòng không tầm trung (băng tần S) do Viettel nghiên cứu, phát triển. Ảnh: Thảo Mộc

Tại gian hàng trưng bày các sản phẩm kinh tế quốc phòng, Viettel đem đến các hệ sinh thái sản phẩm công nghiệp 4.0 Viettel đang tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số tại Việt Nam và các thị trường Viettel đầu tư. Gian hàng trưng bày 6 nhóm giải pháp: Hệ sinh thái 5G, hạ tầng Logistics Viettel, nhà máy thông minh, năng lượng xanh, thành phố thông minh và các giải pháp thông minh cho người dân.

dbnd_br_20241217-104703.jpg
Các sản phẩm của Viettel đều sử dụng công nghệ hiện đại, góp phần quan trọng nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng. Ảnh: Thảo Mộc

Tại triển lãm năm nay, Viettel cũng sẽ giới thiệu một số sản phẩm lưỡng dụng sử dụng công nghệ hiện đại, có tính dẫn dắt thị trường, cạnh tranh quốc tế.

dbnd_bl_20241217-104847.jpg
Hệ thống mạng thông tin vô tuyến quân sự thế hệ thứ 5. Ảnh: Thảo Mộc

Trong đó, có thể kể đến công nghệ beam-forming ứng dụng trong cả radar và thiết bị 5G để tạo ra tín hiệu truyền phát mạnh hơn và chính xác hơn; công nghệ thị giác máy tính ứng dụng trong UAV và nhà máy thông minh; xử lý dữ liệu lớn ứng dụng trong chỉ huy điều khiển và điều hành thành phố thông minh; thực tế ảo (AR/VR) ứng dụng trong mô hình huấn luyện và mô hình đào tạo lái xe, ứng dụng giải trí số…

Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Xã hội

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024

Chiều 18.12, tại Hà Nội, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) tổ chức Lễ vinh danh - trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN 2024 cho 77 kỹ sư.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024
Xã hội

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Ngày 18.12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn
Giao thông

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn

Ngày 15.12.2024, Vietnam Airlines chính thức khai trương Phòng khách Bông Sen tại Cảng Hàng không Phù Cát, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những tiện ích quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines tại sân bay Phù Cát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hành trình bay.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.