Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

v5.jpg
Chủ tọa điều hành hội nghị

Dự hội nghị, có: Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG 1719 tỉnh khu vực phía Bắc.

z6141994355771-10e7bd847f8b79291e4c45cac64ce6bf.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr trình bày tại hội nghị khẳng định: Mặc dù Chương trình MTQG 1719 được tổ chức thực hiện chính thức từ nửa cuối năm 2022, bằng sự nỗ lực và tính chủ động của các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác, nhiều chỉ tiêu ước đến 31.12 đã hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao, như: tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của 19 tỉnh trong khu vực đều hoàn thành và vượt mục tiêu được giao; một số địa phương đã vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao ở mức cao như: Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh...

v3.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu kết luận hội nghị

Mặt khác, với các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thông tư, văn bản hướng dẫn bộ, cơ quan Trung ương, các văn bản chỉ đạo, điều hành của các địa phương trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi khu vực đã được ban hành kịp thời. Trong thời gian ngắn, hệ thống văn bản hướng dẫn được xây dựng, sửa đổi, bổ sung đã tháo gỡ rất nhiều những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, đảm bảo cho các địa phương có đầy đủ cơ sở pháp lý, thuận lợi trong tổ chức triển khai các Chương trình MTQG trong đó có Chương trình. Đây chính là lý do góp phần thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn thực hiện, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo Trung ương cũng quyết liệt chỉ đạo, các bộ, ngành Trung ương và địa phương khẩn trương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất để hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội giao.

8ae9c168-b738-4de1-85ed-ce21eee6d915.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr trình bày Báo cáo tại hội nghị

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở khu vực các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi khu vực phía Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả giải ngân chung của các địa phương đều cao hơn so với kết quả giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước và các Chương trình MTQG khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác rà soát, xây dựng, ban hành một số nội dung quy định về quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình tại một số địa phương còn chậm. Việc ban hành các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương còn có độ trễ nhất định do nhiều địa phương còn gặp lúng túng, có cách hiểu khác nhau trong quá trình nghiên cứu, vận dụng triển khai văn bản hướng dẫn của cấp Trung ương. Việc phân bổ vốn theo tinh thần Nghị quyết số 111/2024/QH15 của một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ thời gian.

Nhiều địa phương gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình do đa số là các tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp, phần lớn phụ thuộc nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ. Việc lồng ghép vốn thực hiện các Chương trình MTQG và quy trình thanh quyết toán vốn các địa phương còn gặp lúng túng. Việc giải ngân vốn có nhiều chuyển biến; tuy nhiên kết quả giải ngân còn chưa được như mong muốn, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp... Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo cũng đã đề ra các nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

Phát biểu định hướng tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình MTQG 1719 các khu vực có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ để tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 toàn quốc tới đây.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các đại biểu khu vực phía Bắc tập trung đánh giá những kết quả đạt được; đặc biệt nêu bật những khó khăn, vướng mắc; cho ý kiến về hệ thống văn bản; việc phân cấp, phạm vi, đối tượng; đề xuất khung Chương trình giai đoạn 2026-2030...

z6141994366480-1c11371c379d377b69d5fae2cbaa2a10.jpg
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: thời gian qua, cùng với nguồn lực của Trung ương, Thái Nguyên đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống của người dân, phát triển hạ tầng và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

z6142712993619-4485cc611e8e1a3f167d7d4e8257927a.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị

Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% xóm có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và MN giảm còn 6,56%... Thông qua hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên mong muốn từ kết quả thực hiện của 18 địa phương khác trong khu vực, Thái Nguyên sẽ có thêm kinh nghiệm, giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình trong giai đoạn II (2026-2030).

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, đề xuất Trung ương sớm hoàn thiện, ban hành các cơ chế, chính sách triển khai Chương trình giai đoạn II từ năm 2025 để địa phương kịp thời rà soát; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đề xuất điều chỉnh trong thực tiễn triển khai của giai đoạn tới; đề xuất Trung ương phân bổ vốn theo tổng mức, giao quyền phân bổ vốn chi tiết các nội dung, dự án cho cấp tỉnh dựa trên nhu cầu thực tế và mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của Chương trình...

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao những kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I. Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; các cơ quan chủ trì tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị của địa phương, làm cơ sở để nghiên cứu giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn. Các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, rà soát, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, đề xuất nội dung thực hiện trong giai đoạn tới đảm bảo sát thực tiễn và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng nhấn mạnh, giai đoạn 2026 - 2030, Chương trình cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả…

Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Xã hội

Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024

Chiều 18.12, tại Hà Nội, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) tổ chức Lễ vinh danh - trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN 2024 cho 77 kỹ sư.

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024
Xã hội

Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Ngày 18.12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn
Giao thông

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại Quy Nhơn

Ngày 15.12.2024, Vietnam Airlines chính thức khai trương Phòng khách Bông Sen tại Cảng Hàng không Phù Cát, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những tiện ích quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines tại sân bay Phù Cát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hành trình bay.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.