Miền Trung ứng phó với mưa lũ, sạt lở

Trước thực trạng mưa lũ, sạt nở diễn biến phức tạp trong những ngày qua tại các tỉnh miền Trung, các địa phương đã nỗ lực ứng phó, sơ tán dân ra khỏi các khu vực ngập lụt; đồng thời, huy động các phương tiện máy móc, thiết bị sớm giải tỏa ách tắc giao thông trên các tuyến đường "huyết mạch" bị sạt lở.

Bảo đảm an toàn của người dân là trên hết

Mưa lớn từ thượng nguồn liên tục đổ về những ngày qua đã khiến bờ sông Vu Gia (đoạn qua huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp hàng loạt khu dân cư hai bên bờ sông. Nghiêm trọng nhất là khu vực thôn Khương Mỹ (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc) khi nước đã “ngoạm” sâu vào đất liền hơn 1m, đe dọa tuyến đường duy nhất ra vào thôn. Chủ tịch UBND xã Phan Phước Mơ cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông Vu Gia đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Để khắc phục tạm thời, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân, tự vệ, cán bộ thôn, xã cùng với người dân đắp một bờ đê tạm chạy dọc theo bờ sông.

Người dân thôn Khương Mỹ đóng cọc, bảo cát ngăn sạt lở
Người dân thôn Khương Mỹ đóng cọc, bảo cát ngăn sạt lở

Có mặt tại hiện trường trong những ngày qua có thể thấy, để ứng phó với sạt lở đất do mưa lũ, người dân xã Đại Cường đã đóng cọc tre để tạo thành một bờ đê tạm, sau đó dùng bao tải bỏ cát xuống để chèn chống tạo thành mái taluy bảo vệ. Tuy nhiên, phương án “vá sông” này cũng chỉ tạm thời cầm cự, về lâu dài cần phải có bờ kè bằng bê tông để gia cố chắc chắn.

“Nếu khu vực này bị sạt lở nặng hơn sẽ uy hiếp con đường độc đạo dẫn vào thôn Khương Mỹ. Lúc đó, hơn 200 hộ dân trong thôn sẽ bị cô lập hoàn toàn. Do đó, chính quyền địa phương đã huy động tất cả lực lượng, không quản ngại mưa lớn cùng gia cố tuyến đê bao tạm bằng cọc tre và bao cát”, Chủ tịch UBND xã Đại Cường Phan Phước Mơ cho biết.

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ sông Vu Gia, Bí thư Huyện ủy Đại Lộc Nguyễn Hảo cùng các ban, ngành đã xuống kiểm tra công tác khắc phục. Theo Bí thư Huyện ủy Đại Lộc, hiện chính quyền địa phương đang huy động lực lượng đóng cọc tre, dùng bao tải cát chèn chống để xử lý tạm thời trong thời điểm mưa lũ này. Về lâu dài, địa phương sẽ xây dựng phương án căn cơ hơn, nếu việc xây dựng kè vượt khả năng ngân sách của huyện, huyện sẽ báo cáo lên UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, hỗ trợ.

Không chỉ huyện Đại Lộc, tình hình mưa lũ, sạt lở đang diễn ra phức tạp tại nhiều huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã có công điện gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện về việc ứng phó mưa lũ và thời tiết nguy hiểm trên biển. Theo đó, để tập trung ứng phó bảo đảm kịp thời, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai mưa lũ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống thiên tai kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ, đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn của người dân là trên hết...

Tại Thừa Thiên Huế, ngày 15.11, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng có công điện khẩn số 07/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc Công điện số 1034/CĐ-TTg ngày 31.10.2023 của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế triển khai sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng, ngập lụt sâu, chia cắt; các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất. Bố trí lực lượng kiểm soát, rào chắn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người...

Khẩn trương thông đường trên các tuyến Quốc lộ

Chiều 15.11, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện các đơn vị đang khẩn trương giải tỏa đất đá, bùn lầy tại nhiều điểm sạt lở do mưa lớn trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan. Trong đó, tại Km46+300, lực lượng chức năng đã tập trung tối đa các phương tiện, máy móc để xử lý từng điểm sạt lở. Theo lãnh đạo Ban, tại những vị trí này, sẽ đào rộng và tạo thềm chờ khoảng 10m, có hàng rọ đá để khi đất đá sạt xuống thì giảm thiểu tràn ra đường. Mặt khác, để bảo đảm giao thông được thông suốt, đơn vị thi công dành một làn đường cho các phương tiện qua lại. 

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhiều tuyến Quốc lộ đi qua địa phương này đang bị sạt lở, ngập lụt tại nhiều điểm, gây ách tắc giao thông kéo dài. Sở Giao thông Vận tải cùng các lực lượng chức năng đang tập trung xử lý các điểm sạt lở, để các phương tiện sớm di chuyển bình thường trở lại như: Tuyến Quốc lộ 40B đoạn qua các xã Trà Sơn (huyện Bắc Trà My), xã Trà Mai, Trà Don, Trà Nam (huyện Nam Trà My), tuyến Quốc lộ 14H bị tắc tại Km63+700; Cầu Khe Rinh (Km65+402) và Cầu Bến Đình (Km71+410) do nước ngập sâu hơn 1m; tại Km67+900 nước ngập sâu 2m. Tuyến Quốc lộ 14D...

Môi trường

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường
Môi trường

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh giải pháp về chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 – 2030; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng...

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh
Môi trường

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh

Thông tin về diễn biến không khí lạnh, sáng 18.3, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đợt không khí lạnh này khả năng kết thúc vào ngày 20.3. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3, khả năng sẽ xuất hiện thêm đợt không khí lạnh.

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo
Thế giới 24h

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa 14, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc, đã khai mạc kỳ họp thứ ba vào sáng 5.4 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển xanh, bao gồm cải tạo và đổi mới tòa nhà xanh trong ngành công nghiệp quang điện (PV), sẽ là một trong những trọng tâm của kỳ “lưỡng hội” lần này.

 “Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh
Xã hội

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

Các chuyên gia nhận định, với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường, giúp Việt Nam tiến nhanh hơn tới mục tiêu Net Zero.