Mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam báo lợi nhuận đi lùi, dòng tiền kinh doanh âm nghìn tỷ

Theo báo cáo tài chính được công khai mới nhất có thể truy cập được trên trang chủ của Mobifone, thời điểm bán niên năm 2022, dòng tiền kinh doanh của Mobifone đang âm tới 1.1291 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đang dương 70 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2022 vừa qua, trong ba 'ông lớn' viễn thông, VNPT và MobiFone đều không đạt doanh thu theo kế hoạch. Đối với Mobifone, đây là mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam, MobiFone được thành lập ngày 16.4.1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động (VMS).

Ngày 1.12.2014, MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Tháng 11.2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo thông tin từ Ủy ban Quản lý nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2022, Mobifone suy giảm cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Trong đó, doanh thu công ty mẹ năm 2022 đạt 28.847 tỉ đồng, giảm 3,9%; lợi nhuận trước thuế đạt 3.183 tỉ đồng, giảm 33%. 

Mạng viễn thông đầu tiên tại Việt Nam báo lợi nhuận đi lùi, dòng tiền kinh doanh âm nghìn tỷ -0

Kết quả hợp nhất, doanh thu đạt 30.160 tỉ đồng, giảm 3,4%; lợi nhuận trước thuế đạt 3.234 tỉ đồng, giảm 32,7%.

Phía doanh nghiệp cho biết, năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu công ty mẹ theo phương pháp "doanh thu theo dung lượng thực tế sử dụng", thay vì "doanh thu tại thời điểm thu tiền bán thẻ trả trước" theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông nên có sự thay đổi. 

Mở rộng lịch sử kinh doanh của Mobifone trong giai đoạn 5 năm gần đây (2018-2022) có thể thấy sự sụt giảm liên tục của doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu đã rơi từ mốc 36.056 tỷ đồng năm 2018 về mức hơn 30.000 tỷ đồng năm 2022. Cùng hai mốc năm nêu trên, lợi nhuận từ mức 4.676 tỷ đồng giảm về mức 3.234 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính được công khai mới nhất có thể truy cập được trên trang chủ của Mobifone hiện tại mới hiển thị đến kỳ bán niên năm 2022.

Các số liệu thể thiện, tính đến cuối tháng 6 năm 2022, tổng tài sản của nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam đạt mức 28.689 tỷ đồng, giảm 12,9% so với hồi đầu năm. Về chất lượng tài sản, Mobifone có các khoản phải thu đạt hơn 11.500 tỷ đồng, giảm so với 6 tháng trước đó. Cùng chiều, giá trị hàng tồn kho giảm 22% so với hồi đầu năm về mức 146 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Mobifone giảm hơn 50% về mức 4.387 tỷ đồng. Tuy nhiên, vay nợ tài chính ngắn hạn lại tăng đột biến gấp hơn 27 lần so với đầu năm lên mức 746 tỷ đồng (đầu năm ở mức 27 tỷ đồng).

Đáng chú ý, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thời điểm bán niên năm 2022, dòng tiền kinh doanh của Mobifone đang âm tới 1.1291 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đang dương 70 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư đang ở mức 1.978 tỷ đồng, dòng tiền tài chính âm 1.257 tỷ đồng.

Sau cùng, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của nhà mạng Mobifone đang âm 569 tỷ đồng. Tiền mặt của Mobifone thời điểm cuối kỳ đã sụt giảm 40,9% so với đầu năm về mức 824 tỷ đồng.

Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.