Theo dòng sự kiện

Lý tưởng là quy định ngay trong luật

“Danh phận của Văn phòng Đoàn ĐBQH từ dự thảo lần đầu chỉ là một bộ phận thì dự thảo lần này đã được nâng lên một bước thành bộ máy giúp việc”. Chỉ ra sự thay đổi trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội tại phiên họp chiều 9.6, ĐBQH Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, điều này đã phần nào thể hiện sự danh chính ngôn thuận của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH. Dù vậy, hầu hết ĐBQH đều tha thiết đề nghị, từ nay đến lúc dự luật được trình Quốc hội thông qua, cần xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để khẳng định tính chính danh của Văn phòng Đoàn ĐBQH.

Mong muốn như vậy là bởi, hiện nay, ở hầu hết địa phương trong cả nước, Văn phòng Đoàn ĐBQH đang được tổ chức theo mô hình độc lập với Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh, chỉ 11 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 1 địa phương thực hiện riêng mô hình hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Nhưng mới đây, Chính phủ đã đề xuất sẽ hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND cấp tỉnh thành văn phòng chung tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh. 

Theo ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội không dùng hai chữ “Văn phòng” để định danh cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH là bởi chờ xem tới đây 3 văn phòng này có hợp nhất hay không. Trung ương đặt vấn đề vô cùng chặt chẽ là “nghiên cứu ban hành quy định việc hợp nhất 3 văn phòng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất thận trọng tổ chức thí điểm để xem cơ sở thực tiễn có thể nhập được không. Và thực tiễn thí điểm đã có câu trả lời rõ ràng là không phù hợp. Như vậy, phải giữ mô hình 3 văn phòng độc lập như hiện hành, đại biểu Bùi Văn Phương đề nghị.

Chia sẻ quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cũng cho rằng, kết quả thí điểm không thành công đã cho thấy thực trạng hoạt động của các văn phòng hiện tại vẫn hiệu quả và phù hợp hơn. Mô hình mà chúng ta thấy là phù hợp thì có nên tìm cách để xóa bỏ hay không? Đặt câu hỏi này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cũng chỉ rõ, Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND cấp tỉnh tuy cùng tham mưu, giúp việc cho cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, nhưng nhiệm vụ của hai văn phòng này lại tương đối tách bạch, đặc biệt là đối với nhiệm vụ tham mưu. Văn phòng Đoàn ĐBQH có nhiệm vụ hết sức đặc biệt là tham mưu, hỗ trợ ĐBQH trong công tác xây dựng luật, đóng góp ý kiến về các dự án luật. Điều này đòi hỏi mức độ tham mưu, giúp việc đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH ở tầm vĩ mô hơn, trong khi Văn phòng HĐND chỉ tham mưu, giúp việc cho HĐND thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi của địa phương. Nếu nhập Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND cấp tỉnh thì bộ phận tham mưu giúp việc cho Đoàn ĐBQH sẽ được điều chỉnh bởi Luật Tổ chức chính quyền địa phương là khập khiễng và có thể làm mất động lực của cán bộ thuộc bộ phận tham mưu, hỗ trợ hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH. 

Đề xuất hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND cấp tỉnh của Chính phủ thực ra là quay trở lại mô hình từng được thực hiện trước đây. Chúng ta đã thực hiện và đã nhận diện những bất cập của mô hình này, nên đến nhiệm kỳ Khóa XIII, Quốc hội mới quyết định phải tách Văn phòng Đoàn ĐBQH ra độc lập để bảo đảm tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, tính liên thông trong hoạt động tham mưu, phục vụ ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Từ thực tế hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND TP Hồ Chí Minh, ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) cũng thừa nhận, “việc sáp nhập hai văn phòng này nói phù hợp cũng chưa hẳn là phù hợp. Để có một Quốc hội hoạt động chuyên trách cũng như các cơ quan dân cử ở địa phương hoạt động chất lượng và chuyên nghiệp, thì luôn đòi hỏi phải có một cơ quan giúp việc chuyên nghiệp và riêng biệt. Điều đó là tốt nhất”. 

Lý lẽ cho sự cần thiết phải xác định rõ “danh phận”, tính “chính danh” của Văn phòng Đoàn ĐBQH được các ĐBQH đưa ra khá nhiều và thuyết phục. Nhưng liệu có kịp quy định được ngay trong dự luật lần này hay không lại không đơn giản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau phiên họp ngày 1.6 vừa qua đã giao Chính phủ "tổng kết, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện việc thí điểm hợp nhất 3 văn phòng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định". Nhưng với những thông tin ít ỏi, những đánh giá tổng kết còn sơ sài, giản đơn như đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì e rằng, Chính phủ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ này trước khi dự luật được trình Quốc hội thông qua. 

Lý tưởng nhất là có thể quy định được mô hình, tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH ngay trong dự luật được thông qua tại kỳ họp này. Trong trường hợp không kịp thì có lẽ vẫn nên có một quy định thể hiện quan điểm chung sẽ thực hiện theo quy định hiện hành đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH. Theo đó, sẽ giữ mô hình 3 văn phòng độc lập và đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động của các văn phòng. Quy định như vậy sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao hiệu quả tham mưu, phục vụ theo đúng yêu cầu của Trung ương.

Tin Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Tăng lương càng sớm càng tốt, tránh tình trạng "lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng"
Thời sự Quốc hội

Tăng lương càng sớm càng tốt, tránh tình trạng "lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng"

"Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt, đồng thời, kiềm chế lạm phát, kìm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 1 đồng giá tăng 2 đồng". Đây là kiến nghị của ĐBQH Thái Thu Xương (Hậu Giang), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, 27.10. 

Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp
Thời sự Quốc hội

Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp

Sáng nay, 27.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Chính phủ cần giải quyết tình trạng bất an của cán bộ, công chức
Thời sự Quốc hội

Chính phủ cần giải quyết tình trạng bất an của cán bộ, công chức

Phản ánh thực tế một bộ phận cán bộ kể cả lãnh đạo hiện không dám làm việc vì sợ sai, có người tâm sự “thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử”, Phó trưởng Đoàn ĐBQH Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết tình trạng này. 

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Phải góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Thời sự Quốc hội

Phải góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 22.3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, hiện nay kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, điện ảnh còn rất thấp. Văn hóa chưa được đặt ngang tầm kinh tế, chính trị. Vậy để xứng tầm, ngành điện ảnh phải được quan tâm, đầu tư như thế nào? Đây còn là minh chứng để quán triệt, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Thời sự Quốc hội

Bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ chiều nay, 21.10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án Luật khó, có tính chuyên ngành cao nên Lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã chủ động vào cuộc từ rất sớm, lắng nghe rất kỹ lưỡng ý kiến của các bên, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Đến nay chất lượng dự án luật này khá tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các cam kết quốc tế; đồng thời có thêm các cơ chế, chế tài bảo vệ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các startup...
Rà soát để quy định cụ thể, chi tiết
Thời sự Quốc hội

Rà soát để quy định cụ thể, chi tiết

Thảo luận tại phiên họp tổ chiều nay, 21.10 về dự án Luật Cảnh sát cơ động, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, do đây là dự luật được nâng lên từ Pháp lệnh nên phải cố gắng khắc phục tình trạng luật khung, luật ống, hạn chế các quy định theo kiểu “ưu tiên”, chưa rõ nội hàm chính sách. Cần tiếp tục rà soát các điều khoản cụ thể, cố gắng ở mức cao nhất quy định cụ thể, chi tiết.
Chấp nhận bội chi hay chọn giải pháp an toàn?
Đưa Nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống

Chấp nhận bội chi hay chọn giải pháp an toàn?

Sáng 21.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội thảo luận tại tổ về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Cân đối chính sách tài khóa và tiền tệ
Thời sự Quốc hội

Cân đối chính sách tài khóa và tiền tệ

Tại phiên thảo luận tổ sáng nay về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần bảo đảm sự cân đối giữa chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm tạo dư địa để phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế, hỗ trợ mạnh mẽ cho an sinh xã hội...
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh thăm, tặng quà người cao tuổi tại Hà Nội
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh thăm, tặng quà người cao tuổi tại Hà Nội

Sáng 30.9, tại Hà Nội, Thường trực Uỷ ban Xã hội do Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nguyễn Thuý Anh làm Trưởng đoàn đã thăm, tặng hoa chúc mừng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên đức nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi 1.10.
Bản tin trong tuần - Báo chí với Quốc hội
Tin Quốc hội

Bản tin trong tuần - Báo chí với Quốc hội

Thực hiện hiệu quả, sáng tạo ngoại giao nghị viện trên các lĩnh vực, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội tới từng cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ… là những nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội được báo chí đưa đậm nét tuần qua.
Hợp tác nghị viện vì một Cộng đồng ASEAN không có ma túy
Tin Quốc hội

Hợp tác nghị viện vì một Cộng đồng ASEAN không có ma túy

Diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế, chính trị - an ninh mà còn làm phát sinh những thách thức mới trong công tác phòng, chống ma túy của các quốc gia trong khu vực ASEAN, Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy nguy hiểm lần thứ 3 (AIPACODD 3) là dịp để các Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp trên mặt trận này.