Duy trì cam kết chính trị mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác đa phương, hợp tác liên nghị viện

	Ảnh: Hồ Long
Ảnh: Hồ Long

Phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫntại Phiên toàn thể thứ Nhất, hội nghị ASEP-11

- Thưa Ngài Chủ tịch Thượng viện, Ngài Chủ tịch Quốc hội
Vương Quốc Campuchia, đồng Chủ tịch Hội nghị ASEP-11,

- Thưa Ngài Thủ tướng Vương quốc Campuchia,

- Thưa quý vị đại biểu,

Thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất tới các vị Lãnh đạo Nghị viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEP-11 và ngài Thủ tướng Vương quốc Campuchia, cùng toàn thể quý vị tham dự Hội nghị. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Nghị viện Campuchia tổ chức Hội nghị ASEP-11 theo hình thức trực tuyến với sự tham dự đông đảo của đại diện các Nghị viện thành viên, thể hiện quyết tâm trong việc duy trì kết nối giữa hai khu vực Á - Âu trên kênh nghị viện.

Thưa Quý vị,

Thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, biến động phức tạp, khó lường do các cuộc xung đột kéo dài, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đặc biệt đại dịch Covid-19 trong 2 năm 2020 - 2021 đã tạo nên cuộc khủng hoảng đa chiều, tác động nghiêm trọng tới tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, an toàn của các quốc gia trên toàn thế giới.

Đối mặt với những thách thức đó, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết mà cần có sự hợp tác của tất cả các nước trên thế giới. Hơn bao giờ hết, Nghị viện với vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, cần tích cực thúc đẩy hợp tác, giúp kết nối, phát huy sức mạnh để ứng phó hiệu quả hơn. 

Thưa cácquý vịĐại biểu,

Hợp tác Á - Âu (ASEM) đóng góp 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu, không chỉ là sự kết nối về kinh tế, mà còn là sự giao thoa về văn hóa, xã hội, chia sẻ mối quan tâm chung và những giá trị cốt lõi về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và trật tự thế giới dựa trên luật lệ và phát triển bền vững, bao trùm.

Là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương, hợp tác nghị viện khu vực và liên khu vực trong đó có ASEM, ASEP.

Nhằm thúc đẩy sự đồng hành của ASEP trong việc tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình và phát triển bền vững trong và sau đại dịch Covid-19 ở cả hai khu vực và trên toàn cầu, chúng tôi đề xuất Nghị viện các nước Á - Âu:

Tiếp tục duy trì cam kết chính trị mạnh mẽ nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương, hợp tác liên nghị viện, tăng cường đối thoại, chia sẻ quan điểm và các giá trị cốt lõi, nâng cao hiểu biết, xây dựng lòng tin trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đóng góp thiết thực vào các chương trình nghị sự khu vực và toàn cầu.

Tăng cường hợp tác, ủng hộ tiếp cận nguồn vaccine, trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ chẩn đoán, điều trị Covid-19 với chi phí hợp lý, công bằng, bình đẳng và kịp thời; hỗ trợ hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực y tế cộng đồng.

Thúc đẩy vai trò các cơ chế hợp tác, đối thoại, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động Nghị viện, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy sớm phục hồi kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm sự cân bằng giữa phục hồi kinh tế, tăng trưởng hợp lý và ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn và phát triển bền vững.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung và hình thức hoạt động của các cơ chế hợp tác liên Nghị viện trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định dựa trên luật lệ, bảo vệ thượng tôn pháp luật ở các vùng biển và đại dương, trong đó có duy trì Biển Đông là vùng biển hòa bình và hợp tác, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không. Từng quốc gia phát huy tinh thần trách nhiệm, tự kiềm chế trong các hoạt động và nhất là tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Chúc Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu lần thứ 11 thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn.

*Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!

Sáng 23.11, phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ “ý kiến cá nhân” về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.