Thực hiện hiệu quả, sáng tạo ngoại giao nghị viện trên các lĩnh vực, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội tới từng cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ… là những nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội được báo chí đưa đậm nét tuần qua.
Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.
"Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt, đồng thời, kiềm chế lạm phát, kìm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 1 đồng giá tăng 2 đồng". Đây là kiến nghị của ĐBQH Thái Thu Xương (Hậu Giang), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, 27.10.
Sáng nay, 27.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Phản ánh thực tế một bộ phận cán bộ kể cả lãnh đạo hiện không dám làm việc vì sợ sai, có người tâm sự “thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử”, Phó trưởng Đoàn ĐBQH Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết tình trạng này.
Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…
Cho ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 22.3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, hiện nay kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, điện ảnh còn rất thấp. Văn hóa chưa được đặt ngang tầm kinh tế, chính trị. Vậy để xứng tầm, ngành điện ảnh phải được quan tâm, đầu tư như thế nào? Đây còn là minh chứng để quán triệt, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa.
Chiều 30.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV.
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ chiều nay, 21.10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án Luật khó, có tính chuyên ngành cao nên Lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã chủ động vào cuộc từ rất sớm, lắng nghe rất kỹ lưỡng ý kiến của các bên, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Đến nay chất lượng dự án luật này khá tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các cam kết quốc tế; đồng thời có thêm các cơ chế, chế tài bảo vệ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các startup...
Thảo luận tại phiên họp tổ chiều nay, 21.10 về dự án Luật Cảnh sát cơ động, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, do đây là dự luật được nâng lên từ Pháp lệnh nên phải cố gắng khắc phục tình trạng luật khung, luật ống, hạn chế các quy định theo kiểu “ưu tiên”, chưa rõ nội hàm chính sách. Cần tiếp tục rà soát các điều khoản cụ thể, cố gắng ở mức cao nhất quy định cụ thể, chi tiết.
Sáng 21.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội thảo luận tại tổ về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).
Tại phiên thảo luận tổ sáng nay về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần bảo đảm sự cân đối giữa chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm tạo dư địa để phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế, hỗ trợ mạnh mẽ cho an sinh xã hội...
Sáng 30.9, tại Hà Nội, Thường trực Uỷ ban Xã hội do Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nguyễn Thuý Anh làm Trưởng đoàn đã thăm, tặng hoa chúc mừng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên đức nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi 1.10.
Sáng 23.7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Nhất, với tổng số 470/470 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,19% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 2.4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng với tỷ lệ 91,25% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia tán thành.
Sáng 2.4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với tỷ lệ 92,92% tổng số đại biểu Quốc hội tham qua biểu quyết tán thành.
Diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế, chính trị - an ninh mà còn làm phát sinh những thách thức mới trong công tác phòng, chống ma túy của các quốc gia trong khu vực ASEAN, Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy nguy hiểm lần thứ 3 (AIPACODD 3) là dịp để các Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp trên mặt trận này.
Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...