Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri

Bài cuối: Mấu chốt là giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri

Điểm mấu chốt thu hút cử tri tham gia các cuộc TXCT chính là tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ được quan tâm giải quyết. Nếu tổ chức các đợt TXCT giảm phần lễ tiết, tập trung nghe cử tri nói và quan tâm giải quyết kiến nghị cũng như tăng cường đối thoại, tăng cường TXCT chuyên đề, tin chắc chất lượng hoạt động này sẽ được nâng lên.

>> Bài 1: Chưa như kỳ vọng

Chủ đề chuyên sâu, lắng nghe dân nói

Cũng nhờ những ý kiến có địa chỉ rõ ràng của cử tri thông qua TXCT chuyên đề về đất đai, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã có căn cứ tiến hành khảo sát thực tế, xem xét hồ sơ cụ thể tại các đơn vị được giám sát, chất vấn và quy trách nhiệm đối với đơn vị được giám sát. Nhờ đó, kết luận trong báo cáo kết quả giám sát thực tiễn hơn, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Các kiến nghị này cũng được Thường trực HĐND chỉ đạo, gửi UBND và các ngành liên quan tiếp thu, giải quyết, báo cáo cụ thể tại kỳ họp HĐND.

Để chuẩn bị nội dung cho cuộc TXCT chuyên đề thông thường bám theo nội dung kỳ họp HĐND sẽ bàn và quyết định. Ở thị xã Hồng Lĩnh, việc tổ chức TXCT chuyên đề được thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016, tuy nhiên số lượng không nhiều. Sang nhiệm kỳ 2016 - 2021, hoạt động này chủ yếu được Thường trực, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề. Theo đó, sự kết hợp giữa TXCT và giám sát đã giúp cử tri được trực tiếp tham gia vào hoạt động giám sát của cơ quan dân cử; đồng thời, kết luận giám sát của HĐND cũng sát thực tiễn, có minh chứng rõ ràng, được người dân đánh giá cao.

Trong năm 2018, với chuyên đề giám sát được xác định là công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, lãnh đạo Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã đã khảo sát các kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp HĐND tính từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành đến thời điểm giám sảt. Xét thấy có trên 40% câu hỏi cử tri gửi đến chủ yếu trên lĩnh vực đất đai, Ban xây dựng kế hoạch trình Thường trực HĐND cho chủ trương TXCT chuyên đề về đất đai.

Kế hoạch TXCT được xây dựng với nòng cốt là xem xét kết quả giải quyết các kiến nghị mà UBND thị xã và cơ sở đã giải quyết, cử tri đã nắm được chưa, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức lĩnh vực này như thế nào, tồn đọng, vướng mắc gì? Để cử tri phát biểu chuyên sâu, Ban chủ động phối hợp Thường trực HĐND, UBMTTQ các phường, xã thông báo nội dung TXCT, thành phần cho rộng rãi cử tri biết, tham gia, mỗi địa phương tổ chức 1 điểm tại nơi tập trung đông dân cư.

Đúng như kế hoạch, tại các điểm, cử tri đến rất đông, bình quân trên 100 lượt cử tri, thậm chí có nhiều cử tri đạp xe gần chục kilomét để tham gia với giấy tờ, hồ sơ chuẩn bị khá kỹ. Với mục tiêu nghe cử tri nói nên phần đặt vấn đề và khai mạc diễn ra ngắn gọn, phần lớn thời gian dành cho việc nghe cử tri trình bày và sẽ kéo dài thời gian nếu như người dân còn muốn nói. Bên cạnh nghe ý kiến phát biểu trực tiếp, Ban cũng xây dựng thêm phiếu khảo sát để xin thêm ý kiến qua phiếu.

Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh TXCT chuyên đề về đất đai tại phường Nam Hồng Ảnh: Bình Nguyên
Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh TXCT chuyên đề về đất đai  tại phường Nam Hồng
Ảnh: Bình Nguyên

Theo đó, tính chung cả đợt TXCT, Ban đã tiếp nhận trên 200 ý kiến qua phiếu khảo sát; trên 100 lượt ý kiến cử tri phát biểu trực tiếp. Các ý kiến đi thẳng vào nội dung giám sát của Ban, đóng góp cho Đoàn nhiều thông tin có giá trị. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Đất đai năm 2013 và các hướng dẫn liên quan được các cử tri xác định là chưa sâu, do số lượng người dân tham gia các cuộc tuyên truyền tại tổ dân phố ít, chất lượng, nội dung tuyên truyền chưa thu hút... Cử tri đề nghị các cấp đổi mới hình thức tuyên truyền, nhất là qua hệ thống phát thanh, truyền hình để người dân dễ dàng tiếp cận. Về tinh thần, thái độ của cán bộ, công chức địa chính, các ý kiến nhận xét nhiệt tình, ưu tú nhưng hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng hồ sơ giải quyết chậm, giải thích chưa rõ, khiến người dân phải đi lại nhiều lần.

Tập trung phản ánh về các vướng mắc đất đai trên từng địa bàn, cử tri đề nghị thị xã cần làm rõ trách nhiệm trong việc chậm giải quyết việc công nhận lại đất ở cho các hộ có đất trước ngày 18.12.1980, mặc dù đã kê khai trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành; đồng thời, kiến nghị cấp trên tiếp tục tạo điều kiện cho người dân được công nhận lại. Các ý kiến cũng phản ánh vi phạm quy hoạch đất trong xây dựng nhà ở tại một số khu vực; tình trạng sử dụng đất lãng phí của các tổ chức, cá nhân thuê đất; băn khoăn về các quy trình, thủ tục như tách thửa, chuyển nhượng, cấp đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Đối thoại trực tiếp

Tại các điểm tiếp xúc, Ban mời lãnh đạo UBND, đại diện ngành chuyên môn thị xã, lãnh đạo và công chức địa chính phường, xã cùng tham dự để nghe, tiếp thu và trực tiếp giải trình, đối thoại đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền. Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn trực tiếp giải thích, hướng dẫn cụ thể các vướng mắc, băn khoăn về quy trình, TTHC trong lĩnh vực đất đai đối với các trường hợp cụ thể cử tri phản ánh tại hội nghị, cũng như các vướng mắc lâu nay chưa được tháo gỡ. Lãnh đạo địa phương cũng thẳng thắn đối thoại, tiếp thu các phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương.

Các điểm TXCT khá thu hút ở phần giải trình tiếp thu nên tình trạng cử tri bỏ về sau khi nêu ý kiến gần như được khắc phục. Bên cạnh đó, nhiều cử tri sau khi nghe trả lời cũng đã hỏi lại, làm rõ thêm nội dung, truy đến cùng vấn đề quan tâm. Có điểm TXCT kéo dài qua thời gian hành chính, thậm chí nhiều cử tri còn ghi lại số điện thoại của đại biểu dân cử để tiếp tục phản ánh, cam kết sẽ đồng hành với Ban trong giám sát việc thực hiện của cơ quan chức năng khi hứa trước dân

Sau khi kết thúc đợt TXCT lần này, tôi nghĩ, không cần trả lời câu hỏi HĐND tổ chức TXCT để làm gì thì vị cử tri nọ cũng sẽ không thắc mắc về việc TXCT thật hay là giả. Bởi, với cách làm này thì mọi ý kiến của cử tri sẽ không nằm nguyên trong sổ tay đại biểu nhân dân. Nếu tổ chức các đợt TXCT giảm phần lễ tiết, tập trung nghe cử tri nói và quan tâm giải quyết kiến nghị của cử tri cũng như tăng cường đối thoại tại các điểm TXCT, tăng cường TXCT chuyên đề, tin chắc chất lượng hoạt động này sẽ được nâng lên.

Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.
Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người

Tinh giản biên chế chưa bao giờ và chưa ở đâu là chuyện đơn giản. Với ngành giáo dục Yên Bái, chưa xa là câu chuyện huyện Yên Bình tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả.
Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 1: Thống nhất về nhận thức, sáng tạo trong cách làm

LTS: Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những thành công bước đầu của một tỉnh “cửa ngõ” Tây Bắc này cho thấy, khi có sự công tâm, công khai và đồng thuận trong cả hệ thống chính trị thì việc dù khó mấy cũng thành!