Lấy quyền con người làm trọng tâm trong hành động vì khí hậu

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa tổ chức Thảo luận Chính sách về Mối quan hệ giữa Quyền con người và Biến đổi khí hậu, với trọng tâm về cách phát triển môi trường xanh, công bằng, và bền vững dựa trên nguyên tắc lấy bình đẳng, quyền con người làm trung tâm.

Đây là sự kiện tiếp nối cuộc đối thoại chính sách trong khuôn khổ hội thảo quốc tế do UNDP và Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng tổ chức tháng 7 vừa qua về những tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Møglestue cho biết: “Na Uy đánh giá cao hoạt động của UNDP và các đối tác nhằm nâng cao hiểu biết về sự phụ thuộc lẫn nhau và mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người. Môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững là nền tảng của cuộc sống, và bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để các thế hệ hôm nay và mai sau thụ hưởng quyền con người”.

Lấy quyền con người làm trọng tâm trong hành động vì khí hậu -0
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã chia sẻ kết quả bước khởi đầu trong việc thúc đẩy cam kết về bảo vệ quyền con người bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, và về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong bối cảnh này ở Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy, UNDP thực hiện Báo cáo nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người và làm thế nào để giải quyết các tác động này. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về các tác động của quyền con người, cùng với vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan dựa trên các công cụ quy phạm của Liên hợp quốc về quyền con người và biến đổi khí hậu.

UNDP khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách và chính quyền các cấp cần đảm bảo rằng các chính sách và biện pháp thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, bao gồm cả chuyển đổi năng lượng công bằng, được thực hiện hiệu quả dựa trên quyền con người, đặt người dân làm trung tâm...

Phát biểu tại buổi thảo luận, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi đã đưa ra ba nhận định và khuyến nghị về cách tiếp cận bao trùm nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo bà Ramla Khalidi, UNDP cam kết hỗ trợ các bên liên quan tại Việt Nam đảm bảo việc lập kế hoạch thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn của quyền con người. UNDP ủng hộ cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tiến tới đạt được mục tiêu đó một cách bao trùm, không bỏ lại ai phía sau.

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.