Lào Cai: Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững

Những năm qua, Lào Cai đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định và nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 Xã hội hóa nghề rừng

Tư duy về phát triển lâm nghiệp tại Lào Cai đã được thay đổi mạnh mẽ từ trồng rừng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái sang phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Là tỉnh miền núi, biên giới với tổng diện tích tự nhiên 636.403 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 429.514 ha, chiếm 67,4%; thời gian qua, Lào Cai đã triển khai hiệu quả công tác rà soát, quy hoạch 3 loại rừng thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện theo dõi, cập nhật kịp thời diễn biến rừng, các biến động về tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp; thiết lập quản lý và bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh có nguy cơ xâm hại rừng cao. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của 12 chủ rừng gồm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Bát Xát, 9 Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thị xã, thành phố với diện tích trên 200.000 ha; xây dựng được vùng rừng trồng nguyên liệu hơn 40.000 ha và có diện tích quế đạt thương hiệu quế hữu cơ trên 3.600 ha.

Ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cho biết,  những năm qua Lào Cai đã xây dựng các Đề án phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển ngành như: Đề án “phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới”. Và gần đây nhất là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, ở lĩnh vực lâm nghiệp ngoài lấy cây quế làm sản phẩm chủ lực để phát triển thì phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng là lĩnh vực trọng tâm.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững -0
Với 80% diện tích là rừng, đồng bào các dân tộc ở Lào Cai chủ yếu sống dựa vào rừng. Ảnh: ITN

Các sản phẩm lâm sản cơ bản đã chuyển đổi cơ cấu sản phẩm gỗ thô như: dăm gỗ nguyên liệu giấy, gỗ cốp pha, cây chống, ván bóc chuyển sang các sản phẩm chế biến sâu hơn như ván dán, ván ghép thanh, ván tre, tinh dầu quế. Phế liệu từ các sản phẩm trên còn được tận dụng để sản xuất chất đốt dạng viên nén xuất khẩu, làm sạch môi trường...

Các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ lẻ, giá trị sản xuất thấp, công nghệ đơn giản chuyển dần sang hình thành các nhà máy chế biến sản phẩm lâm sản quy mô lớn, được đầu tư dây chuyền công nghệ tiến tiến, tạo ra các sản phẩm tinh, giá trị cao; đồng thời, các cơ sở chế biến lớn đều được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu.

Hiện nay, cùng với phát triển rừng trồng lấy gỗ, các loài cây cho đa dạng sản phẩm, lâm sản ngoài gỗ cũng được tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển như cây quế được trên 50.000 ha. Trong đó, khoảng 30.000 ha đã đến tuổi cho khai thác sản phẩm với sản lượng hàng năm bình quân 44.000 tấn cành là để triết xuất ra 350 tấn tinh dầu, khai thác vỏ bình quân trên 20.000 tấn. Cây bồ đề 6.619 ha; trong đó, có 480 ha tại huyện Văn Bàn đang cho thu hoạch nhựa cánh kiến trắng, với sản lượng bình quân 1,5-1,8 tấn nhựa, giá thu mua 350.000 đ/kg.

Tỉnh Lào Cai có gần 500 trang trại tổng hợp, trong số đó có 137 trang trại lâm nghiệp với diện tích 2.023 ha rừng và đất lâm nghiệp. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai cũng chú trọng phát triển một số loài lâm sản đặc hữu giá trị kinh tế cao như chè dây, thuốc tắm, một số loài măng (măng bói, măng sặt), các loài cây dược liệu quý hiếm (thất diệp nhất chi hoa, ba kích, sâm...); xây dựng mô hình trồng cây bản địa và lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng như: ba kích, chè dây đã có hiệu quả và là hướng phát triển bền vững trong thời gian tới. Đến hết năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh đạt 2.354 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2010.

Phát triển theo hướng bền vững

Hàng năm, Lào Cai tổ chức khoán quản lý, bảo vệ diện tích trên 369.311 ha rừng hiện có. Trồng mới được 14.224,3 ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 13.367,69 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 đạt 56,91%. Khai thác và chế biến lâm sản trung bình hàng năm đạt 180.000 m3 với 365 cơ sở chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đến hết năm 2021 ước đạt 2.654 tỷ đồng, chiếm 16% giá trị nội ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các quy định về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng được triển khai thực hiện nghiêm. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các công trình, dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa diện tích phải chuyển mục đích sử dụng rừng. Kiên quyết không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang thực hiện dự án khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững -0
Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Lào Cai năm 2023 đạt 57.7%. Ảnh: ITN

Đặc biệt, các lực lượng chức năng luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” gắn với phương châm đồng bộ, ráo riết, quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. Trong đó chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn các chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; hướng dẫn người dân canh tác nương rẫy an toàn, nhất là tại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Các lực lượng tổ chức thường trực 24/24h trong những ngày thời tiết khô, hanh kéo dài, thực hiện chủ động công tác ứng cứu, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất nếu có cháy rừng xảy ra. Đồng thời, kiện toàn hoạt động của 178 Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp với 4.460 thành viên và củng cố, duy trì hoạt động của các đội, tổ xung kích bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, thôn.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện trong những năm qua từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích, duy trì tỷ lệ che phủ, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

Hiện nay, Lào Cai đã xác định và áp dụng hệ số K, xác định diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm; xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, hướng dẫn UBND cấp xã việc kiểm tra, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Thực hiện xây dựng quy chế phối hợp, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Qua đó, công tác thu tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đảm bảo thu đúng, thu đủ và theo các quy định hiện hành. Hàng năm, tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho khoảng 229.000 ha với trên 18.700 chủ rừng; Vườn quốc gia Hoàng Liên là đơn vị duy nhất đang thực hiện cho Công ty TNHH Dịch vụ cáp treo Fansipan thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, tự tổ chức thu vé 3 điểm du lịch.

Từ kết quả trên cho thấy, phát triển kinh tế đồi rừng tại tỉnh Lào Cai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khởi sắc, khẳng định bước đi đúng đắn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của địa phương, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, góp phần từng bước nâng cao đời sống của người dân sống bằng nghề rừng.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…