Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát biểu tại hội nghị Hội nghị tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các tỉnh khu vực Tây Nguyên ngày 2.12, các đại biểu mong muốn các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý để bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin cũng như cơ hội việc làm cho lao động người DTTS.

Tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ y tế, hạ tầng giao thông của đồng bào DTTS còn hạn chế

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, thực hiện nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, MTTQ các tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã vận dụng cụ thể vào tình hình của từng địa phương, phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đồng bào DTTS sinh sống ở 463 huyện, 5.453 xã và gần 50 ngàn khu dân cư thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi -0
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hương Diệp

Nhiều nơi, MTTQ đã sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức vận động, tập hợp quần chúng nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội được nâng cao về cả chất và lượng. Các hoạt động cứu trợ, xã hội, nhân đạo, từ thiện, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được hệ thống MTTQ các cấp đặc biệt coi trọng”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, đời sống, lao động sản xuất của đồng bào các DTTS và miền núi còn một số tồn tại như phần lớn đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới nên việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, hạ tầng giao thông, thông tin văn hóa, xã hội còn hạn chế; một bộ phận đồng bào nhận thức chưa đầy đủ về chính trị - xã hội, ý thức chấp hành và thủ pháp luật còn nhiều vấn đề đáng quan tâm…

Là người uy tín tiêu biểu làng La Nueng, xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai, Già làng HMrik chia sẻ, trải qua 18 năm làm già làng và luôn được nhân dân, bà con yêu mến, tin tưởng thông qua việc triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động do MTTQ phát động theo hướng thiết thực, gắn với thực tế của bà con trên địa bàn. Từ những hoạt động này, ông đã tổ chức biểu dương, khen thưởng các vị già làng, người uy tín hàng năm, hàng tháng để động viên các cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp hơn nữa để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bà con trên địa bàn.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi -0
Già làng HMrik người uy tín tiêu biểu làng La Nueng, xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai phát biểu tại Hội nghị​​​​​​. Ảnh: Hương Diệp

Tuy nhiên, điều Già làng Hmrik còn trăn trở khi hiện nay kinh phí hỗ trợ và việc cấp thẻ bảo hiểm hàng năm cho người uy tín vẫn còn hạn chế. Do đó, ông muốn thời gian tới, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới những người “ăn cơm nhà làm việc nước” để tiếp thêm động lực cống hiến cho công tác vận động đồng bào tại cơ sở.

Bà H’Bliăk Niê, người uy tín buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ niềm vui khi đời sống của bà con trong buôn được nâng lên thông qua chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của Mặt trận. Đây là cơ hội để đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã có cơ hội để thoát nghèo. Song song với đó, nhân dân trong buôn cũng tích cực hưởng ứng chương trình tiết kiệm làm theo lời Bác để góp thêm nguồn lực hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn vươn lên thoát nghèo.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi -0
Bà H’Bliăk Niê, người uy tín buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Diệp

Theo H’Bliăk Niê, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và chương trình xây nhà ở cho hộ nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với đồng bào trong buôn. Tuy nhiên, chương trình xây dựng nông thôn mới cần ưu tiên những thôn khó khăn để đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên; đồng thời cần quan tâm tới việc đảm bảo chế độ, chính sách đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS; quan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của vùng đồng bào”, bà H’Bliăk Niê kiến nghị.

Ông A BóK, người dân tộc Sơ Rá, thôn Kon Năng Treang, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bày tỏ mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để thu hút các nhà máy, khu công nghiệp đến hoạt động trên địa bàn. Đây là cơ hội để giúp con em đồng bào Tây Nguyên có việc làm, cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với đó, ông A BóK mong muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, phối hợp lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững, coi đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi nói riêng và cả Vùng Tây Nguyên nói chung, để đồng bào được tận hưởng những tiện ích mà chương trình mang lại.

Xóa bỏ tình trạng "vùng trũng nguồn nhân lực"

Tham dự hội nghị, các đại biểu tham dự cũng kiến nghị về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để bà con không bán đất, đổi lấy lương thực; mong muốn các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý để bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin cũng như cơ hội việc làm cho lao động người DTTS. Tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng Tây Nguyên, xóa bỏ tình trạng "vùng trũng nguồn nhân lực".

Đại biểu tham dự cũng kiến nghị cấp ủy, chính quyền các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần có chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS. Có cơ chế ưu đãi, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của đồng bào DTTS; có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ nông thôn và các loại hình chợ phù hợp để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chợ truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa là nơi giao thương, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển du lịch…

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi -0
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hương Diệp

Sau khi lắng nghe ý kiến, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những mong muốn của những người uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của 5 tỉnh Tây Nguyên; đồng thời khẳng định, MTTQ Việt Nam sẽ tổng hợp để kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cơ quan làm công tác dân tộc để phản ánh, báo cáo, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của bà con, từ đó góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, Đảng và Nhà nước nhất quán chủ trương các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Đến thời điểm này, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện, bao phủ toàn diện các mặt của đời sống của đồng bào. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã dành sự quan tâm rất đặc biệt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án.

Cũng theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến, vốn của các chương trình, dự án đã được phân bổ xong, mục tiêu hiện nay là giám sát vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đúng mục đích, hiệu quả, bà con nhân dân được thụ hưởng. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị các già làng, người có uy tín vùng Tây Nguyên sẽ phản ánh trực tiếp những vấn đề liên quan thông qua các kênh tiếp xúc với đại biểu Quốc hội để có sự điều chỉnh phù hợp.

Đời sống

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…