Tổng thống Philippines thăm Mỹ:

Làm mới lại liên minh an ninh 70 năm tuổi

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Washington vào ngày 1.5. Sự kiện này hứa hẹn sẽ đánh dấu một giai đoạn tiến bộ nhanh chóng trong liên minh an ninh giữa Philippines và Hoa Kỳ sau một thời gian đình trệ.

Làm mới lại liên minh an ninh 70 năm tuổi -0
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2022. Ảnh: AP

Nhà Trắng lần đầu tiên thông báo về chuyến đi vào ngày 20.4; cho biết, Tổng thống Biden sẽ nhân cơ hội này để “tái khẳng định cam kết chắc chắn của Mỹ đối với sứ mệnh bảo đảm an ninh cho Philippines”. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ “xem xét các cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy thịnh vượng toàn diện, mở rộng mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước, đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo tôn trọng nhân quyền", Nhà Trắng tuyên bố.

Mặc dù mối quan hệ Mỹ-Philippines có nhiều dư địa hợp tác chứ không chỉ riêng lĩnh vực an ninh, nhưng hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Marcos sắp tới sẽ đánh dấu một năm chứng kiến những bước tiến nhanh chóng trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Philippines, sau sự trì trệ và thất vọng diễn ra dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Điều này đã được ghi dấu ấn bằng một số cột mốc quan trọng.

Thêm một cột mốc hợp tác an ninh quan trọng

Kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos nhậm chức hồi giữa năm ngoái, hàng loạt quan chức dân sự và quốc phòng cao cấp của Mỹ đã thực hiện các chuyến thăm Philippines, trong đó có cả Phó Tổng thống Kamala Harris.

Đầu tháng 4 vừa qua, Philippines đã ra một thông cáo quan trọng về việc chính thức cho phép quân đội Mỹ được đồn trú tại 4 căn cứ quân sự mới trên lãnh thổ nước này, bao gồm một căn cứ hải quân và một căn cứ không quân ở tỉnh Cagayan, một doanh trại ở tỉnh Isabela cùng một doanh trại trên đảo Balabac gần Biển Đông. Đặc biệt, căn cứ hải quân ở tỉnh Cagayan chỉ cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 400km.

Hôm 26.4, ông Marcos đã xuất hiện tại cuộc tập trận quân sự chung thường niên Balikatan giữa Philippines với Mỹ trong trang phục quân đội và kiểm tra chặt chẽ một bệ phóng tên lửa của Mỹ. Ông ngồi cạnh Đại sứ Mỹ khi họ quan sát các đơn vị pháo binh hạ gục một tàu mục tiêu gần đó. Đây là cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi các cuộc tập trận chung bắt đầu cách đây 38 năm, với sự tham gia của 12.200 binh sĩ Mỹ và 5.400 binh sĩ Philippines.

Đây là lần đầu tiên sau một thập kỷ, một tổng thống Philippines có mặt tại các cuộc tập trận quân sự chung này, và thông điệp rất rõ ràng: Sau nhiều năm tuyên bố không chọn bên, chính phủ mới ở Philippines đã củng cố chính sách xoay trục của nước này, trong đó nối lại mối quan hệ hợp tác quốc phòng truyền thống với Mỹ, bao gồm việc mở rộng Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA).

Trong các bình luận với hãng tin Reuters, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ Jose Manuel Romualdez nói rằng kinh tế và thương mại sẽ là một phần quan trọng của cuộc họp, nhưng hai vị Tổng thống sẽ dành nhiều thời gian cho vấn đề an ninh trong khu vực.

Euan Graham, thành viên cấp cao về chiến lược và quốc phòng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết “điều đã thay đổi là Philippines đã kết luận rằng họ cần Hoa Kỳ như phương tiện thực tế duy nhất để cân bằng lại Trung Quốc”.

Ngân sách quốc phòng của Philippines trong năm nay chỉ khoảng 4,2 tỷ USD. Nhưng nước này đã mua được một số tên lửa tầm xa Brahmos từ Ấn Độ, hai tàu khu trục từ Hàn Quốc được trang bị tên lửa chống hạ trong khi Israel đã cung cấp tên lửa phòng không. Dự kiến, kho vũ khí của Philippines sẽ tiếp tục được củng cố trong chuyến thăm cấp cao sắp tới, nhất là sau khi các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của cả Mỹ và Philippines tổ chức các cuộc đàm phán vào đầu tháng này. Washington cho biết họ sẽ cam kết thông qua “lộ trình hỗ trợ lĩnh vực an ninh” cho Philippines. Lộ trình này sẽ hướng dẫn các khoản đầu tư hiện đại hóa quốc phòng chung.

MDT sẽ phủ rộng đến đâu?

Cũng trong tuần này, Tổng thống Marcos cho biết, trong chuyến thăm sắp tới ông có kế hoạch hối thúc người đồng cấp Biden làm rõ mức độ cam kết của Washington trong việc bảo vệ đất nước của ông theo Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) năm 1951, vốn được coi là là cốt lõi của liên minh Mỹ-Philippines. “Hiệp ước cần phải điều chỉnh vì những thay đổi của tình hình mà chúng ta đang phải đối mặt trong khu vực”, ông nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Philippines. “Bản chất mối qua hệ hợp tác của chúng ta là gì? Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nguy cơ đối với an ninh của mình”, ông nói.

Đây không phải lần đầu tiên Manila yêu cầu sự rõ ràng trong phạm vi của MDT. Mặc dù MDT đã ràng buộc mối quan hệ quốc phòng và an ninh của họ suốt 70 năm qua nhưng, các quan chức Philippines luôn hoài nghi về việc liệu Hoa Kỳ có hỗ trợ Philippines trong trường hợp bị một quốc gia khác tấn công hay không.

Trong khi đó, quyết định xích xoay trục sang Washington đang khiến Manila phải đối mặt với thách thức trong việc quản lý mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh.

Khi Ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm Philippines vào cuối tuần trước, ông đã gửi một thông điệp nghiêm khắc tới Tổng thống Marcos của Philippines: Điều quan trọng là Manila phải “xử lý đúng đắn các vấn đề” liên quan đến Đài Loan và Biển Đông, đồng thời nhắc lại cam kết trước đó của họ là không chọn phe.

Đầu tháng này, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng Philippines đang “đổ thêm dầu” vào căng thẳng khu vực bằng cách đồng ý mở rộng EDCA, cho phép Mỹ sử dụng luân phiên các căn cứ quân sự của họ. Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng các căn cứ “để can thiệp vào tình hình trên eo biển Đài Loan nhằm phục vụ các mục tiêu địa chính trị của mình và thúc đẩy chương trình nghị sự chống Trung Quốc với cái giá phải trả là hòa bình và phát triển của Philippines và khu vực nói chung”.

Bất chấp những tiến bộ vượt bậc trong quan hệ an ninh gần đây giữa Philippines và Mỹ, có thể thấy rằng, mỗi bên đang thúc đẩy tiến trình hợp tác này vì những lý do riêng của mình. Đối với Mỹ, họ đang tìm cách dựng lên một bức tường thành chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong khi Philippines chủ yếu quan tâm đến các vấn đề có can hệ đến an ninh của họ trong khu vực.

Mặc dù cả Mỹ và Philippines đều nhìn thấy lợi ích riêng trong mối quan hệ hợp tác an ninh chung này nhưng việc theo đuổi những mục tiêu khác nhau đang là giới hạn đối với quan hệ đối tác đang mở rộng nhanh chóng giữa họ. Đòi hỏi của Tổng thống Philippines về việc Mỹ cần có câu trả lời rõ ràng về việc Hiệp ước phòng thủ chung MDT sẽ bao phủ đến đâu cho thấy những giới hạn bắt đầu xuất hiện.

Quốc tế

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.