Lâm Đồng: Tước giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Bảo Nghi

Nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Bảo Nghi bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản.

Lâm Đồng: Tước giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Bảo Nghi -0
Một địa điểm khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Bảo Nghi

Ngày 4.1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Lâm Đồng ban hành thông báo (số 02/TB-STNMT) về việc tước quyền sử dụng giấy phép, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Bảo Nghi. Trụ sở chính tại số 5/4, An Hiệp 1, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.

Theo đó, Sở TN-MT yêu cầu Công ty TNHH Bảo Nghi chấp hành nghiêm túc quyết định số 43/QĐ-XPVPHC ngày 27.12.2023 của Chánh Thanh tra Sở TN-MT; Khẩn trương nộp bản chính giấy phép khai thác khoáng sản số 67/GP/UBND ngày 27.7.2022 cho Chánh Thanh tra Sở  TN-MT trong vòng 10 ngày.

Nộp đầy đủ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn nợ, thời hạn chậm nhất 90 ngày (kể từ ngày 4.1) và báo cáo kết quả thực hiện (kèm biên lai, chứng từ về Sở TN-MT, Cục Thuế tỉnh); Sau thời hạn (quá 90 ngày) mà không thực hiện, Sở TN-MT sẽ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản năm 2010.

Lâm Đồng: Tước giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Bảo Nghi -0
Một mỏ khoáng sản tại tỉnh Lâm Đồng

Sở TN-MT yêu cầu Công ty Bảo Nghi trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nghiêm cấm việc tác động khai thác dưới bất cứ hình thức nào; Nếu vẫn tiếp tục khai thác thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép (quy định tại Điều 47, Điều 70 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6.1.2022 của Chính phủ).

Sở TN-MT đề nghị UBND huyện Lâm Hà, Công an huyện Lâm Hà, UBND các xã Đạ Đờn, Phú Sơn và Phi Tô phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành của doanh nghiệp. Nếu trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép mà vẫn tiến hành khai thác thì kiên quyết xử lý theo quy định, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 27.12.2023, Thanh tra Sở TN-MT đã có quyết định (số 43/QĐ-XPVPHC) trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Bảo Nghi. Công ty Bảo Nghi đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp mà không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp và của năm liền kề trước đó theo thông báo số 781/TB-CTLĐO về việc thông báo nộp tiền về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (thời gian phải nộp trước ngày 31.10.2023) và còn nợ 100 triệu đồng của kỳ cuối năm 2022.

Với lỗi trên, Công ty Bảo Nghi bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản số 60/GP-UBND ngày 1.11.2016 của UBND tỉnh cho phép Công ty Bảo Nghi trong thời hạn 4 tháng 15 ngày (kể từ ngày Công ty Bảo Nghi nộp giấy phép trên).

Được biết, tại báo cáo số 6001/CTLĐO-QLN ngày 29.11.2023 của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng có 3 đơn vị nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền 33,4 tỷ đồng. Cụ thể 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố nợ 22,4 tỷ đồng, Công ty TNHH Ngọc Thạnh Mỹ nợ: 7 tỷ đồng, Công ty TNHH Bảo Nghi nợ: 4 tỷ đồng.

Cũng theo văn bản của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, đến ngày 30.11.2023, Công ty Bảo Nghi còn nợ ngân sách Nhà nước số tiền là 19 tỷ đồng, trong đó nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 4 tỷ đồng. Thời gian qua, các ban ngành, cơ quan chức năng tại tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều biện pháp “mạnh tay” với Công ty Bảo Nghi như: cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, “cảnh báo vi phạm” trên hệ thống đăng ký kinh doanh Quốc gia để không thực hiện các nội dung đăng ký thay đổi của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ phát sinh (nếu có).

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan thực hiện thanh tra kiểm tra, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật và tham mưu thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với Công ty Bảo Nghi, phối hợp với Cục Thuế tỉnh để kịp thời thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước trong năm 2023.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.