Lá phiếu từ ngã ba Đông Dương

Bầu trời vùng tam biên thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum rực rỡ sắc màu của cờ, hoa và những bộ trang phục B’Râu, Mường, Ka Dong… Từ nơi đây - ngã ba Đông Dương lịch sử, đồng bào các dân tộc náo nức cùng nhau lựa chọn người đại diện với mong muốn, cùng người dân vượt khó khăn, thách thức, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trước giờ G

5h30 sáng! Cả núi rừng Chưmoray bừng tỉnh trong rộn ràng âm thanh ngày mới!

6h sáng! Già làng Đăk Mế Y Pan chỉnh tề trong bộ trang phục của đồng bào B’Râu, chuẩn bị cho ngày trọng đại. Già nói, mấy ngày nay thời tiết khó chịu lắm, nên phải nhắc nhở bà con đi bầu đúng giờ để bảo đảm sức khỏe và “để cái cán bộ đỡ vất vả”. Theo già Y Pan, thông thường, dân làng Đăk Mế nếu không đi làm rẫy thì cũng qua lại cửa khẩu để trao đổi buôn bán. “Họ thường vắng nhà cả tuần, trong làng chỉ còn người già và trẻ nhỏ nên tập hợp đông đủ như thế này không phải chuyện đơn giản. Ngay từ tháng trước, ngoài việc các cán bộ bầu cử tới từng nhà trong làng tuyên truyền vận động bà con về bầu cử đầy đủ thì già cũng quán triệt theo cách riêng” - vị cử tri 87 tuổi hóm hỉnh chia sẻ về kinh nghiệm 13 lần tham gia bầu cử.

Toàn cảnh ngày hội lớn ở Đăk Mế Ảnh: Thái Bình
Toàn cảnh ngày hội lớn ở Đăk MếẢnh: Thái Bình

Sau 30 phút, dưới cờ đỏ sao vàng của ngôi nhà Rông truyền thống, hơn 500 cử tri của làng Đăk Mế hùng hồn hát Quốc ca, long trọng khai mạc ngày bầu cử ĐBQH Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Sau Lễ khai mạc, Già làng Y Pan - người phụ nữ uy tín của làng Đăk Mế trân trọng ấp những lá phiếu lên ngực trước khi thực hiện quyền công dân như một sự trao gửi trọn vẹn niềm tin tới các đại diện của mình. Sau già, đồng bào B’Râu, Mường, Kinh, Ka Dong lần lượt lên nhận phiếu, bỏ phiếu… thành thục như thể đã được tập dượt nhiều lần. Hỏi ra mới biết, từ mấy tháng nay cứ vào dịp chào cờ mùng 10 hàng tháng, dân trong làng lại tập trung trao đổi và chia sẻ thông tin về cuộc bầu cử, về các ứng cử viên ứng cử tại địa phương. Vì thế, cách thức bầu cử, bà con thuộc như lòng bàn tay; khuôn mặt, tiểu sử và chương trình hành động của từng ứng viên, bà con không bỏ sót một chi tiết.

Đúng 9h, 100% cử tri của xã ngã ba Đông Dương đã hoàn thành trách nhiệm của công dân trong tâm thế phấn khởi và tin tưởng.

“Muốn nhà chắc phải có thợ giỏi”

Bà Nguyễn Thị Kim - người có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động của cơ quan dân cử Ngọc Hồi cho rằng, hoạt động QH và HĐND hiện nay rất dân chủ, thẳng thắn. Cử tri khi tiếp xúc với đại biểu được bày tỏ quan điểm, nguyện vọng và có quyền yêu cầu đại biểu trả lời. Qua các cuộc bầu cử ĐBQH gần đây, đã xuất hiện nhiều đại biểu chuyên trách và nhiều người không nằm trong bộ máy nhà nước. Điều đó làm tăng tính chuyên nghiệp và giảm tính xung đột lợi ích trong hoạt động của cơ quan dân cử. “Với tôi, việc chọn lựa những vị ĐBQH, đại biểu HĐND được xem như việc chọn thợ làm nhà, muốn nhà chắc phải có thợ giỏi” - bà Kim khẳng định.

Với cựu chiến binh A Vang lại khác. Từng 12 lần bỏ phiếu - dù đã ở tuổi 80, sức yếu lại thêm vết thương từ thời chiến tranh chống Mỹ nhưng già vẫn nhất quyết tới tận điểm bầu cử số 6 để được thực hiện quyền công dân của mình. Già bảo, “biết đâu đây lại lần cuối cùng tôi được lựa chọn cho mình những người ưu tú nhất. Hơn nữa, khung cảnh lần bầu cử này đẹp quá, các ứng cử viên cũng đẹp, lại có sức trẻ, có trí tuệ, chắc chắn họ sẽ là những công bộc yêu quý của đồng bào mình. Chắc chắn họ sẽ giúp già và người B’ Râu xây dựng lại những ngôi nhà Rông truyền thống” - Già A Vang nhận định.

Trước yêu cầu khắt khe nhưng sáng suốt của cử tri, những người được đề cử bầu vào QH và HĐND lần này ý thức sâu sắc vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội. Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm - người ứng cử tại tỉnh Kon Tum cho biết, được cử tri tín nhiệm, cơ quan chức năng đề cử để bầu vào QH kỳ này là vinh dự to lớn. Song, ông cũng ý thức được rằng thử thách đang chờ phía trước. Trung tướng xác định, dù hoạt động trên cương vị nào cũng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; làm tròn trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, nhất là đối với vùng biên giới, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Riêng đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum, ông sẽ làm tất cả, dù là những gì nhỏ nhất để cùng đồng bào giữ đất, giữ rừng, giữ nguồn nước sạch… xây dựng cuộc sống ngày càng đầm ấm hơn. 

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.