77 năm - Hành trình kỳ tích người Chứt

Kỳ 4: Người Chứt bước ra nghị trường

77 năm - Từ câu chuyện hòm phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, hôm nay người Chứt không chỉ vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa mới, góp phần giữ gìn biên cương mà nhờ “ý Đảng, lòng dân” còn làm được nhiều điều kỳ diệu kỳ, người Chứt đã đóng góp cho Quốc hội 2 nữ đại biểu xuất sắc, đóng góp trí tuệ vào nhiều quyết sách kiến quốc của Quốc hội.

Băng rừng đi họp Quốc hội

Người Chứt đầu tiên vinh dự bước ra nghị trường là bà Cao Thị Lèng (SN 1959, ở xã Dân Hóa, Huyện Minh Hóa), Đại biểu Quốc hội khóa X (1997 - 2002). Chúng tôi ngược đường 12A xuyên giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, tiếp tục hành trình đến với những bản làng dân tộc Chứt xa xôi ở xã Dân Hóa giáp biên giới Việt - Lào, về thăm bà Lèng và những người dân để nghe về những dấu ấn của Đảng, của Quốc hội khắc sâu trong tâm hồn đồng bào Chứt nơi đây.

Kỳ 4: Người Chứt bước ra nghị trường -1
Cao Thị Giang phát biểu tại kỳ họp Quốc hội (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhắc đến bà Lèng ĐBQH thì dân miền Tây Quảng Bình ai cũng biết. Bà Lèng chính là tiêu biểu cho lòng người Chứt theo Đảng một dạ trung kiên. Khi biết chúng tôi là phóng viên báo Đại biểu Nhân dân, bà Lèng vui như gặp lại người thân, câu chuyện cứ thế được khách và chủ thân mật hàn huyên về những tháng năm cống hiến của một nữ đại biểu Quốc hội người dân tộc Chứt.

Bà Lèng có tuổi thơ rất cơ cực, mồ côi bố mẹ từ lúc 10 tuổi, quê gốc của bà ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, khi bố mẹ mất, bà theo anh trai lên xã Dân Hóa sống. Nhờ chịu khó học hành nên bà được làm giáo viên mầm non, tuổi đôi mươi, bà được địa phương cử đi học ngành y để về phục vụ thôn bản. Dù cuộc sống khó khăn, nhưng được anh trai động viên, bà Lèng đã khăn gói vào TP. Huế vừa học văn hóa hết lớp 7, vừa học chuyên môn ngành y.

Sau 3 năm chăm chỉ học tập với kết quả tốt, bà Lèng về quê hương nhận nhiệm vụ. Bà Lèng hồi tưởng “Học xong, tôi về làm hợp đồng ở Trạm Y tế xã Dân Hóa 4 năm. Những năm đó không có chế độ gì hết, phải đi xin lúa, sắn của bà con ăn. Sau chính quyền xã thương nên cho mỗi tháng 5kg gạo. Còn thức ăn thì mình tự kiếm”. Chuyện về những năm tháng đầu làm cán bộ của bà Lèng là như thế, nhưng bà đã vượt qua để trưởng thành đã làm tấm gương sáng cho con em người Chứt noi theo, phấn đấu sau này.

Gian khổ dường như luôn đeo bám tuổi trẻ của bà Lèng, lấy chồng sinh con gái được 6 tuổi thì chồng bà cũng qua đời. Bà phải làm mẹ đơn thân nuôi con nhỏ vừa lo công tác ở trạm xá. Ai đau ốm, sinh nở ở đâu mà đến kêu là bà lại lặn lội dụng cụ tay nách băng rừng đi chữa trị. Trạm có chỉ có 4 người và bà là phụ nữ duy nhất.

"Hàng ngày đi làm, đi khám, chữa bệnh cho bà con, miềng cõng con sau lưng mà đi, đi bộ từ bản này qua bản khác có khi đi mấy ngày, toàn đi lối mòn, lội suối chứ làm gì có đường như bây giờ. Làm một mình, đi một mình vậy đó. Rừng Trường Sơn hai mùa mưa nắng, mùa mưa nước đổ trắng trời như “giăng màn”, có lúc đi đỡ đẻ cho bà con từ bản này sang bản khác, gặp lũ, mẹ con phải ở lại giữa đường cả tuần vất vả lắm"! - bà nói. 

Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng bà Lèng luôn tin tưởng theo lý tưởng của Đảng, niềm tin tuyệt đối đó thể hiện bằng việc làm cụ thể để tấm gương nhiệt tình, cần mẫn, chuyên tâm công việc của nữ cán bộ trạm y tế đã được các cấp, ngành và nhất là đồng bào ghi nhận, đánh giá cao. Vì thế, khi đoàn cấp trên lên tiếp xúc cử tri, người dân có ý kiến đưa bà vào để tiến hành hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội. Bà được bầu vào đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình (Khóa X) với số phiếu cao, đặc biệt khi trong đoàn chỉ có 5 đại biểu.

Vì ở vùng cao xa xôi cách trở, đường đi chưa thuận tiện nên mỗi lần đi họp Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, đối với bà Lèng đều như một dặm trường ký sự. “Đường ô tô quốc lộ 12A lúc đó đang làm, đường liên thôn bản vẫn là lối mòn nên đi lại vất vả phải di chuyển nhiều chặng. Lần đầu tiên đi 1 tháng rưỡi, sau đó là 1 tháng. Mỗi lần đi lại buồn nhớ con, cứ lo con ở nhà không có ai chăm sóc, không gọi điện thoại được vì ở xã không có điện thoại. Sau đó, mấy ông thấy tội nên gọi điện về cho Bộ đội Biên phòng ở trên đồn, nói coi con o Lèng có khỏe không rồi nói với nó chứ nó nhớ con nó khóc suốt…”, bà Lèng nhớ lại.

Kể từ khi gánh trách nhiệm là tiếng nói của đồng bào, càng không thấy bà Lèng e ngại, bỏ bê công việc, trách nhiệm của mình. Bà nói với bà con, mỗi lần đi họp Quốc hội đều thấy ý nghĩa như những ngày cõng con lội bộ từ rừng này sang rừng nọ đi giúp bà con. Càng tiếp xúc được nhiều người, biết nhiều thứ bổ ích, mở mang kiến thức bà Lèng càng góp được tiếng nói chung cho cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và người Chứt ở Dân Hóa, ở Quảng Bình nói riêng.

“Đi họp miềng gặp nhiều lãnh đạo lắm. Gặp bác Nông Đức Mạnh, bác Trần Đức Lương… Mấy bác rất tốt, niềm nở, luôn hỏi thăm sức khỏe đại biểu và bà con Dân Hóa. Miềng nói thật về tình hình bà con còn vất vả, nghèo lắm nên bà con luôn được quan tâm” - bà Lèng kể.

Từ những kiến thức tiếp thu được tại nghị trường, về quê, mỗi khi họp hành bà đều nhắc nhở đồng bào rằng, trong gia đình phải đoàn kết, giữ hạnh phúc gia đình, cố gắng làm ăn cho tốt. Suốt 28 năm làm cán bộ y tế trạm, có 5 năm là Đại biểu Quốc hội, đối với bà Lèng là một dấu ấn không phai mờ trong cuộc đời. Bây giờ bà Lèng vẫn sống trong căn nhà gỗ nhỏ mà bà dành dụm làm mấy chục năm trước, ngôi nhà bà luôn đầy ắp tiếng cười của những đứa trẻ hàng xóm…

Tin vào tương lai

Tiếp nối đại biểu Cao Thị Lèng, hình ảnh cô giáo Cao Thị Giang (Trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021) tự tin trong nghị trường Quốc hội đã khẳng định niềm tin sắt son vào Đảng, Nhà nước của đồng bào Chứt miền biên viễn.

Kỳ 4: Người Chứt bước ra nghị trường -0
Bà Lèng giới thiệu về hình ảnh của mình chụp khi đi họp Quốc hội Ảnh: QV

Sinh ra và lớn lên ở vùng dân tộc thiểu số với không ít khó khăn, nhưng chị Cao Thị Giang (SN 1988, ở xã Hóa Tiến) đã chăm chỉ học tập, rèn luyện và thi đỗ đại học, chuyên ngành địa lý. Học xong đại học, cô tiếp tục học lên thạc sĩ và sau đó được nhận về trường giảng dạy. Kể về việc được bầu làm đại biểu Quốc hội, cô giáo Giang nhớ lại: “Khi nhận thông tin trúng cử, tôi bất ngờ lắm. Lúc ấy rất hồi hộp, vui mừng và cũng hình dung ra những thử thách lớn cho bản thân trong thời gian tới. Phải làm sao cho xứng đáng với sự tin cậy của cử tri”.

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, cô giáo Giang luôn ý thức trách nhiệm trước cử tri, trước Quốc hội. Mặc dù bận rộn trong công tác giảng dạy, làm chủ nhiệm và công tác Đoàn, nhưng cô giáo Giang đã có nhiều cố gắng khắc phục vượt qua những khó khăn, thách thức, điều kiện xã hội và gia đình để bố trí sắp xếp công việc khoa học, hợp lý. Đầu tư công sức, trí tuệ nghiên cứu, theo sát cử tri và Nhân dân để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Nhân dân. Đồng thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn ở vị trí công tác của mình.

Cô giáo Cao Thị Giang cho biết: “Là Đại biểu Quốc hội, người đại diện cho tiếng nói của cử tri và Nhân dân, bản thân thực sự gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật cho Nhân dân. Tôi tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, tích cực nghiên cứu tham gia vào việc thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua các dự án luật cũng như quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.

Là thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, chị Giang đã tham gia đầy đủ vào các hoạt động như đi giám sát tại các tỉnh, thành phố; tham gia tích cực vào việc xây dựng báo cáo thẩm tra của Hội đồng đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, chị Giang đã chú ý lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tiếp thu nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của cử tri; đồng thời chuẩn bị nội dung có chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin cho cử tri vì vậy được cử tri tín nhiệm, đánh giá cao.

Trong hoạt động chuyên môn, cô giáo Giang thực hiện tốt việc đổi mới phương dạy học, giáo dục học sinh; đặc biệt là những phương pháp dạy học phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số nhờ am hiểu về phong tục, tập quán của các em. Do đó, nhiều em là người dân tộc thiểu số có kết quả đạt giỏi, khá tăng lên.

Với sự cố gắng đó, trong những năm qua, cô giáo Giang đã đạt nhiều danh hiệu, được nhiều cấp, ngành khen thưởng, động viên.

Không chỉ bà Lèng, cô Giang mà những thế hệ thanh niên người Chứt như những mầm xanh giữa đại ngàn hôm nay rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước khi được dưỡng nuôi bằng đời sống vật chất, tinh thần phong phú, dồi dào làm nên những lá chắn vững vàng nơi phên dậu Tổ quốc.

Hội đồng nhân dân

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.

Đoàn giám sát kiểm tra thực tế các hiện vật tại Di chỉ khảo cổ chùa Bảo Đài, phường Vàng Danh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Gìn giữ, phát huy tương xứng giá trị các di sản văn hóa

Giám sát thực tế và làm việc với UBND TP. Uông Bí về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thành phố tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu khoa học để làm rõ hơn giá trị lịch sử của từng di tích. Chú trọng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kiến thức về lịch sử, văn hóa cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa. Qua đó, bảo vệ, gìn giữ và phát huy tương xứng giá trị của các di sản; từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại hội nghị.
Hội đồng nhân dân

Dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Hưng Yên với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn lần thứ 7 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản nhấn mạnh: HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND. Trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát tại Dự án Khu hành chính UBND xã Thới Hòa do UBND huyện Trà Ôn là chủ đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Rõ trách nhiệm, giải quyết nhanh vướng mắc

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.