Kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2024 phục hồi tích cực

Chiều 2.3, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì cuộc họp. 

Trên 22.100 doanh nghiệp thành lập mới

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, sáng 2.3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024, tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công cùng một số nội dung quan trọng khác, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 đầu năm 2024 phục hồi tích cực -0
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023, tạo động lực mới, khí thế mới và đà phát triển thời gian tới.

Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Các khu vực kinh tế phát triển ổn định. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định. Tính đến ngày 15.2, cả nước gieo cấy được trên 2.557 nghìn ha lúa Đông Xuân. Ngành chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt… Ngành thủy sản, tính chung 2 tháng đầu năm 2024 tổng sản lượng thủy sản ước đạt trên 1.211 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nuôi trồng ước đạt 659,7 nghìn tấn, tăng 3,1%, khai thác ước đạt 551,4 nghìn tấn, tăng 0,1%.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 đầu năm 2024 phục hồi tích cực -0
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2

Sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, ngành khai khoáng giảm 3,5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 798,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9 nghìn tỷ đồng, tăng 35,8%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6%. Trong đó xuất khẩu tăng 19,2% (khu vực trong nước tăng 33,3%, cao hơn nhiều khu vực FDI (14,7%); nhập khẩu tăng 18%; xuất siêu 4,72 tỷ USD.

Về thu, chi ngân sách nhà nước, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23,5% dự toán, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng chi ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 260,7 nghìn tỷ đồng, bằng 12,3% dự toán, tăng 7,7%.

Thông tin về tình hình đầu tư phát triển, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, đến nay, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 29.2 là khoảng 60 nghìn tỷ đồng, đạt 9,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Tính đến ngày 20.2, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 2 tháng đầu năm có trên 22.100 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,4% và có 19 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 4,4%; nâng tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường lên hơn 41 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ…

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 798,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9 nghìn tỷ đồng, tăng 35,8%.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp an sinh xã hội

Bên cạnh đó, giải pháp nhằm thực hiện an sinh xã hội, lao động, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện một cách hiệu quả.

Các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm, nâng cao hiệu quả quản lý, điều tiết cung - cầu lao động để kết nối hiệu quả người lao động với người sử dụng lao động…

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng cho biết, thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư về chăm lo, chuẩn bị Tết cho nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết, không để ai không có Tết. Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ Tết được triển khai đầy đủ, kịp thời, có đổi mới và thiết thực hơn, với tổng số tiền đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, trong đó đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho 13,9 triệu đối tượng chính sách theo chế độ, với kinh phí khoảng 7.762 tỷ đồng; xuất cấp 12,7 nghìn tấn gạo cứu trợ, cứu đói cho gần 850 nghìn nhân khẩu trong dịp Tết và giáp hạt đầu năm.

Các cấp công đoàn tại các địa phương tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên công đoàn, người lao động nhằm đảm bảo cho mọi người đón Tết vui tươi, đầm ấm…

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 đầu năm 2024 phục hồi tích cực -0
Quang cảnh cuộc họp báo

Thông tin về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, thời gian qua, chúng ta đã tích cực triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới; triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hoá, thể thao, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, lễ hội truyền thống để mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết đã được tổ chức. Các chương trình đó bảo đảm an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy du lịch. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết nhân dịp 94 năm thành lập Đảng, góp phần khơi dậy và phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhiều phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân được tổ chức.

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.