Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước -0

Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn, nhìn lại những dấu ấn của Quốc hội trong năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ khẳng định, để hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, trong đó có nhiều việc khó, phức tạp, Quốc hội đã vừa kiên định mục tiêu, vừa linh hoạt, sáng tạo trong cách làm. Trong đó, mục tiêu tối thượng được Quốc hội kiên định giữ vững chính là lợi ích quốc gia, lợi ích nhân dân, là sự phát triển nhanh nhưng phải bền vững của đất nước. Mọi nỗ lực hành động, sự quyết liệt đổi mới của Quốc hội cũng đều hướng đến mục tiêu này, vì mục tiêu này. Đây cũng chính là yếu tố “bất biến” giúp Quốc hội thích ứng với “vạn biến” của cuộc sống để đáp ứng sự mong đợi của cử tri và Nhân dân.

Quyết sách kịp thời, đúng, trúng, bảo đảm sự ổn định và phát triển đất nước

PV: Thưa Chủ tịch Quốc hội, đất nước ta đã đi qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức hơn dự báo, nhưng càng qua khó khăn, ý chí Việt Nam, khát vọng Việt Nam lại càng kiên cường tỏa sáng, thể hiện ở những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong thành tựu chung của đất nước, cử tri và Nhân dân ghi nhận có sự đóng góp hết sức quan trọng của Quốc hội. Xin Chủ tịch Quốc hội chia sẻ những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của Quốc hội năm qua?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: Năm 2023 là năm Quốc hội hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa, hành động quyết liệt vì lợi ích của đất nước và Nhân dân, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước.

Quốc hội đã tổ chức thành công 2 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp bất thường. Có lẽ trong lịch sử 78 năm qua chưa có năm nào Quốc hội tổ chức nhiều kỳ họp đến như vậy. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành 12 phiên họp thường kỳ và 2 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, 5 phiên họp khác, rồi phiên họp giữa hai đợt của kỳ họp Quốc hội. Cùng với đó là các hội nghị toàn quốc về triển khai chương trình giám sát của Quốc hội, triển khai công tác thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, công tác Hội đồng nhân dân... Còn tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì hầu như không có ngày nghỉ.

Qua 5 kỳ họp, về lập pháp, Quốc hội đã thông qua 15 luật, 26 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết chứa quy phạm pháp luật. Nhiều chính sách mới, đột phá được Quốc hội xem xét thận trọng và quyết định cho phép thực hiện thí điểm, nhất là các chính sách đặc thù cho địa phương. Nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia được xem xét, quyết định, kịp thời. Từ đó đã tiếp tục tạo lập khung khổ pháp lý để khắc phục nhanh các tồn tại, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đồng thời tiếp tục kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, dù mới qua 2,5 năm đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 114/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ (đạt 83,21% so với kế hoạch); ban hành 23 luật, 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong quá trình xem xét, thông qua các đạo luật, Quốc hội đã luôn quán triệt sâu sắc tinh thần lập pháp chủ động, kiến tạo, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương, vừa nỗ lực đổi mới, phát huy dân chủ, huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng chịu sự tác động để bảo đảm chất lượng, không nôn nóng chạy theo tiến độ mà xem nhẹ chất lượng, không để ý kiến nào không được lắng nghe, giải trình thỏa đáng. Nhờ đó, các luật đều được thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, có những luật được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hết sức hoan nghênh như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)... được đánh giá là có chất lượng tốt nhất trong mấy chục năm qua.

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước

Về giám sát, năm 2023 tiếp tục khẳng định việc lựa chọn giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội là rất đúng và trúng. Từng hình thức giám sát đều có những đổi mới, nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả, hiệu lực, đưa giám sát trở thành một công cụ hữu hiệu để kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, thúc đẩy, kiến tạo phát triển, tạo điều kiện để Quốc hội làm tốt hơn chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia.

Trong đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội được duy trì đều đặn, hiệu quả. Những con số về chất vấn và trả lời chất vấn cũng rất ấn tượng như: đã có 911 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, 264 lượt đại biểu chất vấn và 88 lượt đại biểu tranh luận tại Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu; 103 lượt đại biểu chất vấn và 18 lượt đại biểu tranh luận tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Sáu, nếu chất vấn dàn đều 21 lĩnh vực thì đúng là "mênh mông bể sở". Do đó, Quốc hội đã đổi mới, sắp xếp thành 4 nhóm lĩnh vực để chất vấn và đem lại hiệu quả ngay: Lần đầu tiên có cả Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, trưởng ngành đều tham gia trả lời chất vấn, vừa bảo đảm tính bao quát, toàn diện của phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ vừa có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ được nhiều vấn đề, đưa ra được nhiều giải pháp với lộ trình cụ thể.

Giám sát chuyên đề tiếp tục là một điểm sáng trong hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được tổ chức nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả. Thay vì hậu kiểm, các chuyên đề giám sát đều tập trung vào các vấn đề đang trong quá trình thực hiện. Như chuyên đề giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia, lúc đầu nhiều người cũng băn khoăn “mới triển khai được vài ba năm thì giám sát có nên không?”. Nhưng thực tế đã cho thấy, ngay trong quá trình giám sát của Quốc hội đã tạo ra chuyển biến rất lớn, thể hiện đậm nét sự đồng hành giữa Quốc hội và Chính phủ nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra của 3 chương trình hết sức quan trọng này.

“Đặt những kết quả, thành tựu chúng ta đã đạt được năm 2023 trong tổng thể bức tranh xám màu của kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tính bất định, bất ổn gia tăng mới càng thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn của những gì đã làm được. Điều quan trọng nhất chính là càng trong khó khăn, thử thách thì ý chí Việt Nam, khát vọng Việt Nam càng kiên cường toả sáng. Cộng đồng doanh nghiệp, người dân cả nước đã bền bỉ nỗ lực cùng với Đảng và Nhà nước đưa đất nước từng bước vững chắc vượt qua “cơn gió ngược”.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Một điểm mới rất quan trọng trong hoạt động giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi báo cáo giám sát đến các cơ quan chức năng của Trung ương để xem xét. Về mặt Đảng thì Đảng đoàn Quốc hội cũng chắt lọc các nội dung, kiến nghị để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong khối nội chính có liên quan. Qua giám sát, một mặt, chúng ta ghi nhận, biểu dương các mô hình tốt, người tốt, việc tốt, một mặt nghiêm túc chỉ rõ trách nhiệm, đề nghị các cơ quan liên quan xem xét, xử lý các sai phạm theo thẩm quyền chứ không nói chung chung nên hiệu lực giám sát được nâng lên rõ rệt.

Năm 2023, Quốc hội cũng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ, quyền hạn do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Hoạt động này đã được tổ chức đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật nhà nước, tiến hành cẩn trọng, chu đáo, kỹ lưỡng, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai ngay và được cử tri, Nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước -0

Về kinh tế - xã hội và các vấn đề quan trọng quốc gia, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về: kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; kế hoạch đầu tư công năm 2024; Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024; cho phép tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1.1.2023 đến ngày 31.12.2024; thí điểm một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi tối đa trong tổ chức đầu tư 21 dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm đường bộ kết nối vùng và liên tỉnh; áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, đồng ý cho phép Chính phủ xây dựng Nghị định quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để ổn định môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị...

Quốc hội cũng tiến hành đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, kế hoạch tài chính - ngân sách, đầu tư công 3 năm 2024 - 2026, kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

Về đối ngoại, Quốc hội tiếp tục triển khai các hoạt động ngoại giao nghị viện một cách chủ động, tích cực, sôi động và hiệu quả. Chúng ta đã đón 9 Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Việt Nam; hàng chục Đoàn lãnh đạo nghị viện, các ủy ban của nghị viện, nhóm nghị sĩ hữu nghị, nghị sĩ các nước thăm và làm việc; tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại song phương quan trọng, đạt kết quả thực chất, toàn diện trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức Cuba, Argentina, Đông Uruguay, Indonesia, Iran, Bangladesh, Bulgaria, Lào, Thái Lan, qua đó, đã góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các kênh, các lĩnh vực và các trụ cột của quan hệ cả về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học công nghệ, viện trợ phát triển, giáo dục đào tạo, quốc phòng, an ninh, gìn giữ hòa bình thế giới, quan hệ giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, địa phương với địa phương, người dân với người dân vì lợi ích thiết thực của mỗi nước.

Ngoại giao nghị viện đa phương được nâng tầm từ tham gia tích cực lên chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược của Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tăng cường mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững ở phạm vi khu vực cũng như toàn cầu.

Đặc biệt, Quốc hội đã đăng cai tổ chức thành công vượt mong đợi Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với dấu ấn lần đầu tiên trong lịch sử Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU thông qua Tuyên bố Hội nghị về “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận cao và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ IPU trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Quốc hội cũng chủ động đề xuất, thúc đẩy hình thành cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam, hoàn thiện 3 đỉnh tam giác của cơ chế hợp tác cấp cao CLV gồm: người đứng đầu 3 Đảng - người đứng đầu 3 Chính phủ và người đứng đầu 3 Quốc hội. Quốc hội Việt Nam cũng đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành công hội nghị đầu tiên của cơ chế này tại Lào vào cuối năm 2023.

Điểm lại như vậy để thấy rằng, khối lượng công việc mà Quốc hội đã hoàn thành trong năm 2023 là vô cùng lớn, nhiều việc khó, phức tạp, chưa có tiền lệ nhưng Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi kiểm điểm lại thì cũng thấy rằng, các quyết sách của Quốc hội đã rất kịp thời, đúng và trúng, tạo khung khổ pháp lý để thực hiện các chủ trương của Trung ương, bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn hướng đến tầm nhìn xa dài hơn trong tương lai.

PV: Chủ tịch Quốc hội từng chia sẻ rằng,"để tiến thêm một bước, thậm chí là nửa bước trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội cũng là rất khó khăn". Nhưng tiếp nối những đổi mới căn cơ của năm 2022, năm 2023 đã tiếp tục ghi dấu ấn của rất nhiều “lần đầu tiên” trong hoạt động của Quốc hội, đem lại hiệu quả và có hiệu ứng lan tỏa rất tích cực. Xin Chủ tịch Quốc hội chia sẻ thêm về điều này?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: Năm 2023 có khá nhiều hoạt động của Quốc hội “lần đầu tiên” được tổ chức như: lần đầu tiên thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp nối việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội định kỳ xem xét, cho ý kiến về công tác dân nguyện tại các phiên họp hàng tháng, việc Quốc hội thảo luận, đánh giá hai nội dung hết sức quan trọng này tại phiên họp toàn thể là bước tiến rất quan trọng trong công tác dân nguyện của Quốc hội, thể hiện đậm nét vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân ta.

Hay việc lần đầu tiên chúng ta tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV, qua đó kịp thời đôn đốc việc đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, “đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật”, “đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả” theo yêu cầu tại các nghị quyết của Đảng.

Quốc hội cũng lần đầu tiên tổng rà soát hệ thống pháp luật một cách bài bản, toàn diện. Trước đó, có tình trạng một bộ phận cán bộ đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai, không dám làm, không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn và không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân là do thể chế, do hệ thống pháp luật còn những khoảng trống, còn chồng chéo, mâu thuẫn, vướng mắc. Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều thành lập Tổ công tác rà soát hệ thống pháp luật do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trực tiếp phụ trách. Hai bên cùng tiến hành rà soát độc lập với nhau với số lượng lên tới 523 văn bản, bao gồm cả luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng, thông tư của các bộ. Qua rà soát, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều rút ra kết luận hết sức quan trọng là: hệ thống pháp luật cơ bản đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tuân thủ Hiến pháp và các cam kết, điều ước quốc tế, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi... Số lượng văn bản và nội dung qua rà soát phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo là có nhưng không nhiều và hầu hết không đòi hỏi phải cấp bách sửa đổi ngay, một số nội dung cần thiết sửa đổi, bổ sung thì đều đã được đưa vào các dự án luật trình Quốc hội xem xét hoặc thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu hoặc đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 để sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung với một danh mục rất chi tiết.

Kết luận trên cũng hoàn toàn “khớp” với đánh giá của Trung ương tại Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Như vậy, qua rà soát, đã giải tỏa được nhiều việc. Tất nhiên, chúng ta phải tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực thi pháp luật, nhưng qua đó, cán bộ các cấp cũng thấy rõ trách nhiệm của mình, vướng chỗ nào đến mức không làm được thì phải chỉ rất rõ, “nói có sách, mách có chứng” chứ không thể nói một cách cảm tính, đổ hết cho thể chế, pháp luật được nữa.

Trong năm 2023, Quốc hội cũng đã lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Người lao động, Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, Giải Báo chí toàn quốc thường niên về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng)... Đây cũng là những hoạt động rất mới, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, đóng góp vào các vấn đề quan trọng quốc gia, các quyết sách của Quốc hội, đồng thời cũng tạo ra luồng gió mới, đưa Quốc hội đến gần với cử tri và Nhân dân hơn.   

Kiên định mục tiêu, linh hoạt, sáng tạo trong cách làm

PV: Kiến tạo phát triển là điều mà cử tri và Nhân dân cảm nhận rất rõ nét về hoạt động của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Việc chưa thông qua các dự luật khi chưa thực sự “chín” về chất lượng hay quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn qua giám sát, tìm phương án tối ưu để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn... cho thấy Quốc hội luôn nhất quán tinh thần kiến tạo phát triển, nhưng đồng thời cũng rất linh hoạt trong cách thức xử lý từng vấn đề, thưa Chủ tịch Quốc hội?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: Chúng ta bắt đầu nhiệm kỳ mới với những thách thức chưa có tiền lệ do tác động của đại dịch Covid-19, những diễn biến khó lường của tình hình khu vực, thế giới... Vì vậy, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực và không gian phát triển mới cho đất nước là yêu cầu được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh. Với vai trò, chức năng của mình, Quốc hội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong mọi hoạt động.

Đối với hoạt động lập pháp, Quốc hội đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ sự chủ động, từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng, huy động tối đa trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của dự luật và thực hiện nghiêm việc không để ý kiến nào không được lắng nghe, giải trình thỏa đáng. Có những ý kiến dù là thiểu số cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Quốc hội, qua đó, nhiều nội dung đã được luật hóa.

Điều đặc biệt là ngay cả những dự luật được Quốc hội quyết định cần tiếp tục có thêm thời gian “bù giờ” như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hay trước đó nữa là dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thì cũng đều được cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Có lẽ đây là nhiệm kỳ đầu tiên có tới 3 dự án Luật được Quốc hội quyết định chưa thông qua như dự kiến để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Nếu áp dụng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì điều này có thể nói không bình thường, nhưng như tôi đã nhiều lần chia sẻ, Quốc hội phải linh hoạt điều chỉnh nếu điều đó thực sự đem lại lợi ích cho đất nước, cho Nhân dân. 3 dự án Luật phải kéo dài thêm thời gian thì Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội có “nóng ruột” không? - Có chứ! Nhưng chúng tôi không được phép nóng vội! Một đạo luật tốt sẽ có sức mạnh thúc đẩy, kiến tạo phát triển, nhưng một đạo luật được ban hành khi chưa thật sự “chín” sẽ thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, với tinh thần “thời gian chính là lực lượng”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra một mặt phải quán triệt sâu sắc, giữ vững các nguyên tắc xây dựng luật, đặc biệt là các nguyên tắc đã được Trung ương xác định tại Nghị quyết số 27 về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; một mặt phải lắng nghe lẫn nhau, càng những ý kiến khác nhau càng phải nghe thật kỹ lưỡng, tuyệt đối không được “quyền anh, quyền tôi”, “sân anh, sân tôi”. Tôi và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực trực tiếp chủ trì nhiều cuộc làm việc, nghe ý kiến của các bên liên quan để tìm phương án hợp lý nhất, khả thi nhất.

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước -0

Thực tế cho thấy, tại hai kỳ họp bất thường sau đó, cả 3 dự luật này đều đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đặt ra và đòi hỏi của thực tiễn. Việc dừng lại chưa thông qua 3 dự luật dù chỉ hơn một tháng nhưng chất lượng đã rất khác. Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã tháo gỡ căn bản những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế, nhất là về cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ, sau khi được thông qua, kể cả cơ quan quản lý, người dân, cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân... đều phản hồi rất tích cực. Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được thông qua cũng được dư luận cử tri, Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá cao.

Bên cạnh những dự luật phải có thêm thời gian “bù giờ” như vậy thì cũng có những nội dung trước yêu cầu cấp bách của cuộc sống, Quốc hội đã quyết liệt thúc đẩy việc chuẩn bị và sớm có quyết sách như việc thông qua Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và cho phép Chính phủ xây dựng Nghị định về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư trong một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Quá trình để ra được hai quyết sách này có thể nói là tiêu biểu cho câu chuyện “kéo pháo vào, kéo pháo ra”, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt để đi đến phương án cuối cùng, được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao và được cộng đồng doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh, thấy an tâm và tin tưởng. Ngay sau khi Quốc hội thông qua hai quyết sách này, nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhiều “đại bàng”, nhiều nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực mà chúng ta đang khuyến khích đầu tư đã khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Nhiều nhà báo hỏi chúng tôi vì sao Quốc hội làm việc nhiều thế, ngày lễ, tết, ngày nghỉ vẫn thấy Quốc hội làm việc, đêm khuya vẫn thấy các phòng họp sáng đèn? Với khối lượng công việc lớn như vậy, nếu các cơ quan của Quốc hội không làm việc miệt mài bất kể thời gian thì khó mà bảo đảm được yêu cầu cả về tiến độ và chất lượng. Việc các cơ quan gửi văn bản, báo cáo đến nhà tôi và các đồng chí lãnh đạo Quốc hội lúc đêm khuya, sáng sớm là rất bình thường vì việc cấp bách, phải xử lý ngay. Có những dự án Luật khó như Luật Đất đai (sửa đổi) chẳng hạn, có những điều khoản chỉ rà soát về kỹ thuật thôi cũng đã mất cả ngày, trung bình mỗi lần rà soát tổng thể dự thảo Luật mất gần 1 tháng. Hay dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)... đến “phút bù giờ” chúng ta đã thống nhất, tháo gỡ được nhiều vấn đề. Phải kỹ lưỡng như vậy, “dụng công, dụng tâm” như vậy, Quốc hội mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Trong hoạt động giám sát, nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói với chúng tôi là, tinh thần kiến tạo, thúc đẩy phát triển thông qua giám sát của Quốc hội rất đậm nét. Như giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia thì trong quá trình giám sát đã thúc đẩy rất mạnh, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ Sáu và ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù và việc phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình tại Kỳ họp bất thường đầu năm 2024 thì Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nói rằng chắc chắn sẽ bù lại được thời gian đã bị chậm trễ vừa qua để cuối nhiệm kỳ này có thể về đích được đối với 3 chương trình hết sức quan trọng này. Hay sau giám sát chuyên đề của Quốc hội về quy hoạch trong năm 2022 thì trong năm 2023, chúng ta đã thông qua được Quy hoạch tổng thể quốc gia, rất nhiều quy hoạch cấp tỉnh cũng đã được thông qua để triển khai thực hiện. Tới đây, các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiếp tục theo tinh thần này.

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà “điều chắc chắn nhất chính là không có gì chắc chắn cả”. Vậy nên, đúng như cử tri, Nhân dân đã đánh giá, Quốc hội vừa phải kiên định giữ vững các mục tiêu đã đề ra, nhưng đồng thời cũng phải rất linh hoạt, sáng tạo trong cách thức giải quyết từng vấn đề. Mục tiêu tối thượng mà Quốc hội kiên định giữ vững ở đây là gì? - Chính là lợi ích quốc gia, lợi ích nhân dân, là sự phát triển nhanh nhưng phải bền vững của đất nước. Mọi nỗ lực, hành động, quyết sách của Quốc hội đều phải vì mục tiêu này, từ đó Quốc hội sẽ tìm ra đường đi, phương cách thực hiện phù hợp. Nói cách khác, đây cũng chính là yếu tố “bất biến” giúp Quốc hội thích ứng với “vạn biến” của cuộc sống để đáp ứng sự mong đợi của cử tri và Nhân dân.

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước

PV: Tiếp nối những kết quả quan trọng của năm 2023, xin Chủ tịch Quốc hội cho biết những ưu tiên của Quốc hội trong năm 2024?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong khi đó, dự báo tình hình quốc tế vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng còn không ít hạn chế, yếu kém và cả những khó khăn, thách thức lớn cần tập trung giải quyết.

Tại kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội đã xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Và ngay trong những ngày đầu năm mới 2024, Quốc hội đã tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, xem xét thông qua 4 nội dung, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Quốc hội sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia và công tác đối ngoại trên tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, tăng tính pháp quyền.

Quốc hội sẽ tiếp tục đồng hành chặt chẽ với Chính phủ, với người dân và cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời hoàn thiện khung khổ pháp lý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế với quan điểm nhất quán là: vừa chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc trước mắt, vừa phải bám sát các mục tiêu, yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Quốc hội cũng sẽ cùng với Chính phủ, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, giám sát, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện pháp luật, cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; tiến độ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; triển khai đồng bộ cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khắc phục có kết quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Đặc biệt, Quốc hội cũng đang yêu cầu các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện tiêu chí, quy trình, thủ tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất, hiệu quả; kịp thời phát hiện và xử lý các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về hướng dẫn hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nghị quyết về đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội... để Quốc hội gắn bó chặt chẽ hơn nữa với cuộc sống, phản ứng nhạy bén, linh hoạt hơn, từ đó, giải quyết hiệu quả, kịp thời hơn các vấn đề thực tiễn đặt ra.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội!

Thực hiện: Phạm Thúy
Trình bày: Xuân Tùng, Duy Thông

Kiên định mục tiêu vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước -0

Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Để thực hiện hiệu quả đột phá này, điều kiện tiên quyết là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phải đầy đủ, đồng bộ, thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trên tinh thần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Lập pháp phải vì cuộc sống, phải dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển. Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi bàn tròn với Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhằm làm rõ hơn chủ đề này.

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng
Thể chế và phát triển

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng

MAI VĂN NHIỀUỦy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Từ chủ động phối hợp tạo cơ chế đột phá thực thi hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo không gian và các động lực tăng trưởng mới đến nhiều cách làm sáng tạo trong giám sát, nhất là giải quyết trực diện các vấn đề cử tri kiến nghị và mở rộng dân chủ, lắng nghe ý tưởng, hiến kế từ Nhân dân… đã thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm, đổi mới, hành động và hiệu quả của HĐND tỉnh Long An qua nửa nhiệm kỳ nhìn lại. Qua đó, đóng góp tích cực, quan trọng trong thể chế hóa, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục
Thể chế và phát triển

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục

Nghị quyết số 29-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH cho biết, cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 29, Quốc hội đã không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân
Thể chế và phát triển

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân

Cùng với vị thế top 5 các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, việc ban hành các quyết sách về an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đặc thù có tính vượt trội là nhân tố tiên quyết giúp thành phố Hải Phòng đứng trong tốp đầu cả nước, tạo sự phát triển đột phá về lĩnh vực an sinh xã hội. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập chia sẻ: đích đến trong các hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là của đại biểu, cơ quan dân cử là sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, trên hết cả là niềm tin, hạnh phúc của người dân. HĐND thành phố luôn lắng nghe, đi đến cùng việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị chính đáng của cử tri và Nhân dân.

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử
Thể chế và phát triển

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử

Cùng với tập trung công tác quy hoạch và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ được quy hoạch để tạo nguồn nhân sự chất lượng nhất; phát huy vai trò “cầu nối” giữa Quốc hội với HĐND, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh: Năm 2024, Ban sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và tiến độ hoàn thành các đề án, nghị quyết được giao để hai năm cuối nhiệm kỳ sẽ tập trung phục vụ bầu cử, tiếp tục xứng đáng với trọng trách cơ quan nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện
Diễn đàn Quốc hội

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện

Năm 2023 là một năm bận rộn, vất vả nhưng cũng rất thành công của Quốc hội. Đóng góp vào thành công chung đó, hoạt động ngoại giao nghị viện đã diễn ra sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện, hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Trong đó, có những sự kiện được bạn bè quốc tế đánh giá là "hoàn hảo", thành công vượt bậc, là điểm nhấn nổi trội trong một năm ngoại giao nghị viện sôi động nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Những kết quả đó góp phần khẳng định, làm nổi bật vị thế và "sức mạnh mềm" của ngoại giao nghị viện - một trong ba trụ cột được Đảng ta xác định nhất quán để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Đại sứ NGÔ QUANG XUÂN để làm rõ hơn chủ đề này. 

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thể chế và phát triển

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững

Năm 2023 là năm Quốc hội tiếp tục có nhiều dấu ấn trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, có những công việc lần đầu tiên được tiến hành nhằm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân cuộc trao đổi về chủ đề này. 

Thế Nước Rồng bay
Thể chế và phát triển

Thế Nước Rồng bay

Khi cùng nhân loại bước vào năm 2023, Việt Nam dù đối mặt với chồng chất bao khó khăn, thậm chí nan giải và tiếp tục giải quyết không ít thách thức gay gắt nhưng tất cả không thể làm nguội lạnh những khát vọng phát triển của năm 2022 và càng không thể làm lụi tắt ngọn lửa cả dân tộc hành động vì hạnh phúc của mình và nhân loại.

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường
Thể chế và phát triển

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường

Cùng với thực hiện tốt hoạt động giám sát, HĐND tỉnh Phú Yên đặc biệt chú trọng công tác tiếp dân, đôn đốc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH CAO THỊ HÒA AN nhấn mạnh: Hoạt động tiếp công dân có thể ví như việc bắc những “nhịp cầu” trách nhiệm. Qua đó, những thông tin rất “nóng hổi”, thời sự từ những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống người dân đã trở thành hành trang quý, vốn sống sinh động để đại biểu mang đến nghị trường và thực hiện hai chức năng: giám sát, quyết định. Đây chính là cơ chế để đại biểu dân cử thực hiện tốt vai trò đại diện của mình.

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử
Diễn đàn

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử

Nhờ được thể chế hóa cụ thể nên hoạt động của HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, chung sức đồng lòng xây dựng địa phương bứt phá từ những “đôi cánh” mang tên quyết sách. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập về mặt thể chế, tạo ra những rào cản khiến HĐND, nhất là HĐND cấp huyện, xã chưa thực hiện tròn vai để góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững của địa phương như kỳ vọng.

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu
Thể chế và phát triển

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu

Luật Bảo hiểm xã hội lần này được sửa đổi cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn. Tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn. Đồng thời, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một luật chuyên ngành đặc thù, gắn với quyền lợi của hàng chục triệu người, bảo đảm an sinh cho người lao động nghỉ hưu.

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển
Thể chế và phát triển

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển

Vĩnh Phúc - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi khởi nguồn của nhiều tư duy đổi mới, sáng tạo và tiên phong - nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt “mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, phát triển con người”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chủ động đề xuất và ban hành các nghị quyết và cơ chế, chính sách nhằm nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, làng văn hóa kiểu mẫu.

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau
Thể chế và phát triển

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau

Những buổi đi tiếp xúc cử tri ở xã vùng sâu khi chưa có đường ô tô, phải đi bằng ghe, len giữa những tán dừa nước biếc xanh. Đến nơi, bà con đã ngồi kín hội trường, vỗ tay rầm rầm chào đón; mặc giá buốt, cử tri đã về tề tựu ở phòng họp của UBND huyện nghe báo cáo. Không chỉ kiến nghị, còn có khá nhiều hiến kế về phương cách phát triển… Là đại biểu Quốc hội do cử tri bầu ra, tôi càng thấm thía, cuộc sống thực tiễn là trường học lớn, giúp mỗi đại biểu hiểu được tâm tư, nguyện vọng đích thực của cử tri. Và, một khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau thì biến thành sức mạnh vô song!

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn
Diễn đàn Quốc hội

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tròn 60 năm về trước, Giáp Thìn 1964 là năm nối tiếp giữa 2 khóa Quốc hội. Khóa II (1960 - 1964) sắp kết thúc và Khóa III (1964 - 1971) đang bắt đầu từ công đoạn bầu cử. Ngày 24.2.1964, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II đã quyết định: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa III là ngày chủ nhật, 26.4.1964.

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển
Thể chế và phát triển

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển

Phát huy truyền thống quê hương, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn chưa có tiền lệ nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, tỉnh Quảng Bình đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản qua nửa nhiệm kỳ với nhiều điểm sáng nổi bật, không chỉ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mà còn đặc biệt chú trọng bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh VŨ ĐẠI THẮNG cho biết: Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng phát triển, năm 2024, tỉnh tập trung cao độ cho khâu đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển.

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Diễn đàn

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trước yêu cầu mới, vấn đề xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước bền vững. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng sớm hoàn thiện cơ chế tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống hiệu quả và xử nghiêm nạn tiêu cực, tham nhũng, "lợi ích nhóm", tha hóa quyền lực. Đề cao giá trị đạo đức trong cơ chế thực thi công vụ và pháp luật gắn với thể chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bảo vệ cán bộ vì dân, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xuân ấm trên rẻo cao
Thể chế và phát triển

Xuân ấm trên rẻo cao

Khi cánh hoa đào, hoa mận bung nở trên những triền đồi là lúc xuân đã về với các bản làng vùng cao. Nhờ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, cuộc sống đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang khởi sắc từng ngày. Đây chính là động lực để Hòa Bình tiếp tục bứt phá, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ…

Khát vọng Tây Đô
Thể chế và phát triển

Khát vọng Tây Đô

TRẦN VIỆT TRƯỜNG - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ 

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước vươn lên trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã, đang hướng đến tầm nhìn, tư duy mới, khát vọng xây dựng, đưa thành phố được mệnh danh là Tây Đô vươn lên tầm cao mới.

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc
Thể chế và phát triển

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc

"Sắp tới Đồng Nai sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động… Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực" - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN HỒNG LĨNH chia sẻ.