Kiểm toán đề xuất giải quyết các trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được hỗ trợ thuê nhà

Hiện vẫn còn dư 2.800 tỷ đồng tiền hỗ trợ người lao động thuê nhà theo Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Kiểm toán Nhà nước đề nghị cần có hướng giải quyết với các trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được hỗ trợ.

Đề nghị rõ phương án với người lao động đủ điều kiện nhưng chưa được hỗ trợ thuê nhà -0
Tính đến 31.8.2023, có gần 3 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà. Ảnh minh họa: ITN

Kiểm toán Nhà nước vừa trình Quốc hộibáo cáo Tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ quan này cho biết, riêng về chính sách tài khóa hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, tính đến 31.8.2023, nguồn kinh phí đã bố trí để thực hiện là 4.728,99 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 4.568,97 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.

Tổng kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán là 3.761,08 tỷ đồng, bằng 56,9% nguồn lực thực hiện chính sách (6.600 tỷ đồng); tổng số người lao động được hỗ trợ là 2.981.196 người, trong đó một số địa phương thực hiện thấp hơn so với nguồn dự kiến, còn dư lớn (TP.Hồ Chí Minh 810,8 tỷ đồng; Bình Dương 408,15 tỷ đồng; Đồng Nai 277,8 tỷ đồng, Long An 196,15 tỷ đồng; Hà Nội 160,19 tỷ đồng...).

Qua kiểm toán cho thấy, công tác tham mưu ban hành văn bản thực hiện chính sách còn chưa kịp thời, đầy đủ, phù hợp dẫn đến vướng mắc, lúng túng và khó khăn trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ.

Cụ thể, công tác tham mưu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho Chính phủ trong việc xây dựng, ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28.3.2022quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chậm tiến độ gần một tháng theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Mặc dù Bộ đã có quyết định công bố thủ tục hành chính về việc thực hiện Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động và một số văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai, tuy nhiên quy định còn chưa chi tiết, thiếu cụ thể.

Chẳng hạn, đối với công tác xác định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ, phương thức chi trả, thiếu hướng dẫn chi tiết việc xác định 02 đối tượng (đang làm việc và quay lại thị trường lao động) khi xác định, đề xuất mức hỗ trợ; hoặc thiếu hướng dẫn chi tiết việc xác định người sử dụng lao động thuộc loại hình doanh nghiệp nào (như tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ khi xác định người sử dụng lao động là văn phòng công chứng, ngân hàng, công ty luật, công ty chứng khoán, văn phòng công chứng tư, trường mẫu giáo tư thục…).

Bên cạnh đó, việc quy định thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15.8.2022 phải hoàn thành và thực hiện chi hỗ trợ từng tháng cũng gây áp lực cho doanh nghiệp và địa phương. Hầu hết người sử dụng lao động muốn thực hiện chính sách một lần nên dồn việc nộp hồ sơ đề nghị vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.2022, dẫn đến hồ sơ dồn nhiều vào thời gian này, gây khó khăn cho việc tiếp nhận, giải quyết của địa phương.

Phương án dự kiến số liệu về đối tượng lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà (kèm Công văn số 919/LĐTBXH-VL ngày 27.3.2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) chưa phù hợp, thiếu tin cậy, chưa có các số liệu về số lượng doanh nghiệp, lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm chi tiết theo từng địa phương...

Đề nghị rõ phương án với người lao động đủ điều kiện nhưng chưa được hỗ trợ thuê nhà -0
Hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh TTXVN

Về phía các địa phương, một số nơi chưa thực sự quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho người lao động như thực hiện công tác tuyên truyền chậm (tỉnh Bình Phước 24.5.2022; tỉnh Tuyên Quang 6.9.2022...). Nhiều tỉnh chậm xây dựng kế hoạch (Ninh Thuận, Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế chậm 15 ngày; Đồng Tháp, Quảng Bình, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Quảng Ngãi chậm 30 ngày; riêng các tỉnh Hậu Giang, Bình Dương, TP Hải  Phòng chậm 60 ngày.

Nhiều tỉnh chậm triển khai thực hiện chính sách (Hà Tĩnh, Hà Giang, Đắc Nông, Kiên Giang, An Giang, Thái Bình, Bình Thuận, Hà Nam, Lạng Sơn, Phú Yên; Phú Thọ, Kon Tum, Hưng Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Vũng Tàu, Hậu Giang...).

 Tại Hà Nội, chỉ có 6/30 quận, huyện báo cáo chính thức bằng văn bản về dự trù đối tượng và nhu cầu kinh phí, các đơn vị còn lại không có báo cáo; công tác tổng hợp, xác định nhu cầu, đề xuất kinh phí thực hiện chính sách có sự chênh lệch lớn so với số đề xuất thực tế (đề xuất kinh phí là 400,34 tỷ đồng; số đề nghị quyết toán là 224,91 tỷ đồng, chênh lệch 175,43 tỷ đồng).

Việc xác nhận đối tượng lao động được hưởng chính sách còn chậm (theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, còn 10.474 lao động với số tiền hỗ trợ 13,38 tỷ đồng, dẫn đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không đề xuất Chính phủ giải quyết hỗ trợ do đã quá thời hạn (quá ngày 15.8.2022 theoQuyết định số 08/2022/QĐ-TTg)...

Từ kết quả kiểm toán trên, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất phương án sử dụng đối với kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư khoảng 2.838,4 tỷ đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước nhằm phát huy hiệu quả.

Cùng với đó, Bộ cần phối hợp với UBND cấp tỉnh tiếp tục kiểm tra, rà soát, xác định rõ trách nhiệm và báo cáo Chính phủ có hướng giải quyết đối với các trường hợp người lao động đã đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ song chưa được hỗ trợ (các trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa giải quyết, các trường hợp chưa hỗ trợ do các nguyên nhân khách quan...).

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.