Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, kiểm soát giết mổ động vật và quản lý buôn bán thuốc thú y đóng vai trò rất quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, về quản lý buôn bán thuốc thú y cũng cần được đánh giá rõ thực trạng để có giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn, nhất là trong bối cảnh hệ thống thú y cơ sở có nhiều thay đổi.
Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các chuỗi chăn nuôi, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm động vật. Do đó, số lượng cơ sở giết mổ tập trung tăng lên đáng kể, số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đã giảm. Số sản phẩm thuốc, vaccine thú y sản xuất, lưu hành trong nước trên 16.000 sản phẩm; trong đó, có trên 180 loại vaccine của 83 nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến trên 40 quốc gia.
Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thì cho biết, hiện nay, cả nước có 456 cơ sở giết mổ động vật tập trung; trong đó, hơn 99% cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 95,6% cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; hơn 22.700 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ; trong đó, có 35% cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 15,5% cơ sở đủ điều kiện thú y, an toàn thực phẩm.
Về kiểm soát giết mổ động vật, nhìn chung tại các địa phương thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, song còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho việc kiểm soát giết mổ đạt hiệu quả chưa cao. Hoạt động giết mổ còn diễn ra tự phát, các cơ sử giết mổ động vật nhỏ lẻ còn nhiều, trong khi chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức về quản lý giám sát. Chủ yếu giao cho lực lượng thú y cơ sở đảm nhiệm thực hiện nên công tác kiểm soát giết mổ gặp nhiều khó khăn…
Về lĩnh vực buôn bán thuốc thú y, cả nước hiện có hơn 17.700 cửa hàng, đại lý. Các cửa hàng, đại lý đều đảm bảo về yêu cầu cơ sở vật chất; trong đó, có 93,6% cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y. Tuy nhiên, trong quản lý buôn bán thuốc thú y, hiện còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, đặc biệt là vaccine thú y; cả nước chưa có trại chăn nuôi động vật sạch, trung tâm riêng về khảo nghiệm thuốc thú y nên khó khăn cho khó khăn trong nghiên cứu sản xuất các loại thuốc vaccine mới. Ngoài ra, thanh kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc thú y còn thiếu đồng bộ không thống nhất tại các địa phương; vẫn còn tình trạng vi phạm trong buôn bán thuốc thú y, đặc biệt là vi phạm về chất lượng sản phẩm thuốc thú y, ghi nhãn sản phẩm không đúng với nội dung đã đăng ký; buôn bán thuốc thú y nhập lậu, thuốc cấm sử dụng không có trong danh mục được phép lưu hành….
Trước thực trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất Chính phủ cần có các cơ chế khuyến khích đầu tư hạ tầng về cơ sở giết mổ tập trung; ban hành chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đất đai… Bên cạnh đó, các địa phương cần cơ chế đặc thù cho ngành thú y trong việc thực hiện hợp đồng lao động phục vụ cho kiểm soát giết mổ và chi trả tiền công, tiền lương từ nguồn thu phí, lệ phí.
Về quản lý buôn bán thuốc thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng yêu cầu các địa phương tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng, cơ sở thuốc thú y; lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc, vaccine lưu hành trên địa bàn quản lý. Cùng với đó, tổ chức giảm sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, khu vực tập kết, buôn bán thuốc thú y nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc thú y nhập lậu qua biên giới không rõ nguồn gốc…
Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.