Kiểm kê khí thải nhà kính - hướng đến nền kinh tế bền vững

Kiểm kê khí nhà kính là giải pháp cho doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu của pháp luật và tăng lợi thế cạnh tranh, hướng đến nền kinh tế bền vững.

Kiểm kê khí thải nhà kính là hướng đi không thể đảo ngược. Cùng với nhận định này, tại tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” sáng 23.8 do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng, việc kiểm kê khí thải nhà kính đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Kiểm kê khí thải nhà kính để hướng đến lợi ích bền vững -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng việc kiểm kê khí thải nhà kính đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Duy Thông

Trước hết cần hiểu kiểm kê khí nhà kính là hoạt động xác định và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính từ các dự án và hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp xác định được nguồn phát thải khí nhà kính, xác định lượng khí nhà kính phát thải ra bầu khí quyển trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với biện pháp và hoạt động cụ thể, phù hợp với nguồn, lượng phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp”, ông Tạ Đình Thi nhận định.

Ngày 13.8.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Trong đó, danh mục này bao gồm 6 lĩnh vực và 2.166 cơ sở, chiếm khoảng 30% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phân tích việc kiểm kê khí nhà kính, báo cáo phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất kinh doanh là trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn ESG cũng như đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu các hàng hóa.

Kiểm kê khí thải nhà kính để hướng đến lợi ích bền vững -0
Tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Duy Thông

Trong đó, tiêu chuẩn ESG (viết tắt của Environmental - Social - Governance, tạm dịch Môi trường - xã hội - quản trị) là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ liên quan đến phát triển bền vững, cụ thể là trách nhiệm, tác động của doanh nghiệp tới cộng đồng trong mục tiêu phát triển bền vững.

Theo ông Tạ Đình Thi với xu hướng hiện nay, đặc biệt là với các thị trường như châu Âu, Bắc Mỹ…, các tiêu chuẩn này ngày càng trở nên rõ ràng. Dó đó, các doanh nghiệp khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính, đáp ứng những tiêu chuẩn liên quan sẽ có lợi thế nâng cao năng lực cạnh tranh.

"Bên cạnh đó, việc kiểm kê khí nhà kính cũng là căn cứ rất quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước tính toán, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các doanh nghiệp và tiến hành thực hiện các chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp và cộng đồng nói chung”, ông Tạ Đình Thi nhận định.

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.