Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa

Tại Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa - những vấn đề đặt ra” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều qua, các diễn giả cho rằng, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn và đúng đắn. Do vậy, không thể vì có những “vùng xám” trong cổ phần hóa mà dừng lại tiến trình này!

Bức tranh đa màu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu khẳng định, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cổ phần hóa và thoái vốn) là một chủ trương lớn và đúng đắn. Ông Hiếu cho biết, năm 2021 ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa, tổng giá trị 333 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 196 tỷ đồng; năm 2022 ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa. Về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng trong năm 2021. Năm 2022, thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.

Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế phát biểu Phan Đức Hiếu chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Thực tế cũng đã chứng minh có những trường hợp cổ phần hóa rất thành công. Chẳng hạn, trường hợp Sabeco thoái vốn khoảng vài nghìn tỷ đồng nhưng bán được hơn 100.000 tỷ đồng.

Chia sẻ với ý kiến ông Hiếu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bổ sung, cổ phần hóa giúp số doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể, từ khoảng 12.000 doanh nghiệp hiện chỉ còn khoảng 800 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, tăng việc làm cho người lao động. Cổ phần hóa cũng đã giúp tạo một làn sóng thu hút đầu tư xã hội hóa; tạo sự thay đổi nhận thức xã hội về doanh nghiệp nhà nước…

Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra”
TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Mặc dù vậy, cổ phần hóa vẫn còn những “vùng xám”. Dẫn đánh giá của Chính phủ, ông Phan Đức Hiếu cho biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 diễn ra chậm, số lượng không nhiều, tồn tại một số trường hợp phát sinh tiêu cực trong định giá liên quan đến đất đai, tài sản. Vấn đề hậu cổ phần hóa chưa được giải quyết dứt điểm. Quản lý vốn tại một số doanh nghiệp còn bất cập, khó khăn.

Lý giải về điều này, ông Hiếu cho rằng, cổ phần hóa bị tác động bởi vấn đề thị trường cũng như vấn đề về pháp luật và thực thi pháp luật. Một phần khác bởi chính chất lượng thông tin và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều điểm về mặt pháp lý không rõ ràng, nhiều doanh nghiệp chưa tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư. Chưa kể, chúng ta lúng túng trong các vấn đề pháp lý về đất đai, về quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo về tài chính…

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đang có những bất cập trong quy định tạo rào cản cho cổ phần hóa. “Tôi hỏi nhiều nhà đầu tư vì sao không tham gia cổ phần hóa, họ nói nếu tham gia thì phải 100% vốn ngoài Nhà nước, không thể có kiểu 50% hay vài chục phần trăm vốn Nhà nước, bởi cách điều hành sẽ phải khác nhau nhưng hiện chúng ta vẫn đang gộp chung là không ổn. Hay vấn đề buộc các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn, song gần như không ai thực hiện…".

Dù có những “vùng xám”, song theo ông Phan Đức Hiếu, không nên vì thế mà dừng lại việc cổ phần hóa. “Cổ phần hóa đặt trong bối cảnh tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng, cần tiếp tục thực hiện. Vấn đề là phải khắc phục vùng tối và phải nhìn rộng ra mục tiêu của cổ phần hóa, đó là có những việc Nhà nước không làm mà nhường cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân”, ông Hiếu phát biểu.

Có nên tách đặc quyền được thuê “đất vàng” khỏi cổ phần hóa?

Một trong những vấn đề được đặt ra tại tọa đàm là nên hay không nên tách đặc quyền được thuê “đất vàng” ra khỏi tiến trình cổ phần hóa?

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh tán thành việc tách đất ra khỏi định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa. “Có như vậy mới xử lý được hàng loạt vấn đề”. Ông Ánh phân tích, đất đai là sở hữu toàn dân, khi cổ phần hóa bản chất là dịch chuyển sở hữu Nhà nước sang đa sở hữu hoặc sở hữu ngoài Nhà nước. “Quyền tài sản là có gốc lịch sử. Giờ doanh nghiệp không còn là sở hữu Nhà nước hoàn toàn thì bài toán sở hữu phải được xác lập, đặc biệt liên quan vấn đề quản lý đất đai”, ông Ánh lưu ý.

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa
Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Cũng theo ông Ánh, để biến đất bình thường thành “đất vàng” hay “đất kim cương” chỉ bằng một quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu gắn đất đai với doanh nghiệp sẽ không khắc phục được những động cơ phát sinh cả về phía chủ thể thực hiện cổ phần hóa lẫn khách thể là người đi mua, bởi thực tế nhiều người thực hiện cổ phần hóa với động cơ là đất. Do đó, “vấn đề then chốt là định giá đất đai”, làm rõ định giá trước hay sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì thế, vị chuyên gia này đặt rất nhiều kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ phải giải quyết được bài toán này.

Doanh nghiệp nhà nước cần minh bạch hơn

Thực tế trong thời gian gần đây, vấn đề cổ phần hóa đã ít được nói đến, ngay cả trên các phương tiện truyền thông. Đề xuất giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách làm. Cụ thể, về phía doanh nghiệp nhà nước, cần nâng cấp chất lượng hoạt động, chất lượng thông tin, làm rõ về mặt pháp lý đối với mọi tài sản, không chỉ có đất đai để khi đưa vào danh sách thoái vốn sẽ rút ngắn quá trình, phải áp dụng chung với các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước không chỉ tính đến việc bán vốn mà phải đặt cả vấn đề là sẽ rút ra khỏi hoạt động kinh doanh này, khi đó cách nào ít bất lợi nhất thì mạnh dạn làm, thậm chí giải thể, phá sản, sáp nhập… Việc bán vốn không áp đặt ý chí chủ quan, không bán theo cách hành chính mà phải theo nhu cầu thị trường, tiếp cận nhà đầu tư. Cuối cùng, cần nhấn mạnh nhiều hơn là rủi ro hậu cổ phần hóa. Khung thể chế không nên chỉ dừng lại ở giai đoạn ban đầu, mà khung thể chế cần tránh sự rủi ro cho bên thứ 3 ngay từ khi họ tham gia vào cổ phần hóa.

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa -0
Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cổ phần hóa phải bám sát mục tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nếu không sẽ “thất bại toàn tập”. Đồng thời, phải công khai, minh bạch; phải thanh tra, giám sát và khâu này phải đồng hành ngay từ khi xây dựng chính sách, không phải chờ đến khi có sai phạm rồi mới đi thanh tra. Công tác truyền thông phải thường xuyên hơn bởi đây cũng là cách để giám sát thực hiện cổ phần hóa.

Đồng tình tính minh bạch là rất quan trọng để cổ phần hóa thành công, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu bổ sung, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo ông Hiếu, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện đưa vào rất đầy đủ, đáp ứng phần nào nhu cầu trong việc định giá đất. Luật Đấu giá tài sản trong quá trình rà soát, dự kiến năm 2024 sẽ sửa đổi, hy vọng những sơ hở sẽ được giải quyết.

Điều khiến ông Hoàng Minh Hiếu lo ngại là Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Theo kế hoạch thì Chính phủ phải trình dự thảo sửa đổi trong năm 2023. Đến nay Chính phủ đã trình một lần nhưng chưa đủ điều kiện, nên chưa được đưa vào chương trình. Và trong luật này, nội dung sẽ điều chỉnh việc thoái vốn của Nhà nước rất rộng, không chỉ là về cổ phần hóa. Cùng với đó, mô hình của cơ quan quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng cần xem xét, như việc quản lý lãnh đạo doanh nghiệp theo hình thức công chức hay quản lý như một nhà kinh doanh, đây là vấn đề cần được lưu tâm để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.