Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia

Ngày nay, việc tăng trưởng dựa vào vốn, các nguồn tài nguyên sẵn có đang dần hết dư địa phát triển, nếu không đưa được khoa học và công nghệ (KHCN) vào quá trình sản xuất, không áp dụng khoa học kỹ thuật, bẫy thu nhập trung bình sẽ rất lớn, có lẽ khó vượt qua được.

Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” do Bộ KHCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức ngày 22.1.2019 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ KHCN; ông Lê Quang Mạnh -Thứ trưởng Bộ KHĐT; ông William Maloney, Kinh tế trưởng của WB; bà Asya Akhlaque, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB; GS.TS. Kum Dong Hwa, Viện trưởng Viện VKIST; ông Marcel Reymond, Giám đốc Cục Phát triển kinh tế Thụy Sĩ; ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; cùng các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ Bộ KHCN, Bộ KHĐT, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban KH,CN và Môi trường Quốc hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, WB, Đại Sứ quán Úc…

Khẳng định rõ vai trò của KH, CN và đổi mới sáng tạo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KHCN đã khẳng định vai trò, vị trí của KH, CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong bối cảnh các nguồn tài nguyên sẵn có đang dần cạn kiệt và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh làm sao để KH, CN và ĐMST thực sự đóng góp, trở thành động lực mới để duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo ra sự phát triển cho đất nước. Hội thảo “Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” được tổ chức nhằm tiếp tục cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, làm rõ vai trò của Kh, CN và ĐMST trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ông Lê Quang Mạnh  - Thứ trưởng Bộ KHĐT cũng cho rằng “Nếu không đưa được KH&CN vào quá trình sản xuất, nếu không áp dụng khoa học kỹ thuật, bẫy thu nhập trung bình sẽ rất lớn, có lẽ khó vượt qua được” và “KH&CN và ĐMST là công cụ, con đường tốt nhất để phát triển của Việt Nam”.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và vấn đề đặt ra đối với KH, CN và ĐMST; Định hình chính sách STI: tăng năng suất, năng lực quốc gia và tận dụng những cơ hội đã bỏ qua trong quá trình bắt kịp công nghệ; Giới thiệu sơ bộ về Dự án WB hợp tác với Bộ KHCN xây dựng báo cáo KH, CN và ĐMST năm 2030; Định hướng cho Chiến lược mới về KH&CN và ĐMST, dự kiến các cải cách ưu tiên;…

Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng – Viện Chin lược phát triển, Bộ KHĐT, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm. Kinh tế Việt Nam năm 2018 cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật: tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm qua (7,08%), chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được cải thiện, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016 – 2018 đạt 43,3%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011 – 2015, năng suất lao động tăng 5,9%,…

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Tất Thắng cho rằng, tuy gần đây tình hình kinh tế Việt Nam đang có xu hướng được cải thiện toàn diện cả về số lượng và chất lượng, nhưng bức tranh tổng thể về dài hạn còn thấp so với nhiều nước và chưa đủ sức làm thay đổi cục diện chung của nhiệm vụ “chuyển đổi mô hình tăng trưởng” với việc dựa chủ yếu vào tăng năng suất lao động mà duy trì mục tiêu “tăng trưởng nhanh và bền vững”. “Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030. Để đạt được các mục tiêu định hướng đặt ra, có rất nhiều nhân tố được tính tới, trong đó KH&CN và ĐMST cần được bàn thảo kỹ lưỡng bởi ngày nay, việc tăng trưởng dựa vào vốn, các nguồn tài nguyên sẵn có đang dần hết dư địa phát triển”.

Ông William Maloney, Kinh tế trưởng của WB trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo
Ông William Maloney, Kinh tế trưởng của WB trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo

Ông William Maloney – Kinh tế trưởng, WB cho rằng, áp dụng công nghệ là một động lực quan trọng của tăng trưởng năng suất. Trong đó, vốn con người và năng lực sáng tạo (năng lực về ĐMST, kinh doanh, quản lý), nâng cao hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng doanh nghiệp mới, áp dụng nhân tố được cải tiến ở tất cả các doanh nghiệp và các lĩnh vực là tổng các nhân tố tạo nên tăng trưởng năng suất. “Lịch sử cho thấy, khả năng ĐMST của doanh nghiệp rất quan trọng để áp dụng công nghệ và tăng trưởng. Việc áp dụng công nghệ nhanh chóng đã từng là chìa khóa cho sự phát triển kỳ diệu sau chiến tranh ở tất cả các khu vực và các ngành công nghiệp”, ông William Maloney khẳng định.

Cho rằng Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, thế giới đã đi qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, vì nhiều lý do khách quan chúng ta chưa tận dụng được để phát triển đất nước. Ngày nay, chúng ta đã chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập, chúng ta không nên bỏ lỡ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này. Nếu bỏ lỡ thời cơ này, khả năng tụt hậu sẽ xa hơn rất nhiều. Nếu trước kia chúng ta đã có khát vọng bằng mọi giá phải giành độc lập tự do thì giờ đây cần xây dựng khát vọng bằng mọi giá phải thành một nước phát triển và không có KH&CN, sẽ rất khó đạt được mục tiêu này.

Hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo, rất nhiều giải pháp đã được các đại biểu, chuyên gia đặt ra như vấn đề thể chế, tăng cường đầu tư cho KH, CN và ĐMST, coi KHCN và chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đột phá, áp dụng kinh nghiệm quốc tế,… trong đó, nhấn mạnh việc KH, CN và ĐMST cần được thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Một số chuyên gia đã đặt ra nhiều vấn đề đối với KH, CN và ĐMST như: Vị trí của KH, CN và ĐMST trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 sẽ như thế nào?, Làm thế nào để phát triển KH, CN và ĐMST ở Việt Nam?, Nhiều nước trên thế giới và khu vực đi trước đã để lại không ít bài học kinh nghiệm đắt giá về phát triển KH, CN và hệ sinh thái ĐMST, vậy có những bài học nào Việt Nam cần, nên và có thể học hỏi?, Hướng chính sách hợp tác quốc tế về phát triển KH, CN và ĐMST như thế nào?, Việc đảm bảo thông tin thống kê chính thức và có hệ thống về KH, CN và ĐMST ra sao?,…

Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều tiềm năng, năng lực để phát triển KHCN và ĐMST, tuy nhiên, cần có những giải pháp tổng thể. Bà Asya Akhlaque, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB cho rằng, Việt Nam đã và đang đạt được những kết quả đầy ấn tượng về kinh tế, là hình ảnh cho câu chuyện thành công về phát triển nhanh – lấy thương mại và đầu tư làm lực đẩy chính; chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu giúp tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; đầu tư nước ngoài quy mô lớn đẩy mạnh tăng trưởng việc làm trong những ngành nghề lắp ráp cơ bản. Theo bà Asya Akhlaque, Việt Nam đã tự tạo ra được chỗ đứng cho mình trong các Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và nổi lên trở thành một “công xưởng sản xuất của Châu Á”, nhưng quá trình chuyển đổi chưa hoàn tất do nhiều nguyên nhân. Để duy trì quỹ đạo tăng trưởng cao nhằm tiến tới tình trạng quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng cao, Báo cáo Việt Nam 2035 đã chỉ ra nhu cầu cần hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước để phát triển theo hướng ĐMST và có năng lực cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng năng suất. Việt Nam cần chỉ ra được những hạn chế của ĐMST gồm yếu tố bổ trợ và năng lực doanh nghiệp; hỗ trợ của Nhà nước cho ĐMST tăng theo quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam, hỗ trợ có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không; việc học hỏi từ mô hình tốt nhưng phải thích ứng với hoàn cảnh trong nước; khung thời gian ĐMST KHCN cần phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;…

Theo ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, cần duy trì tốt mối quan hệ nhà nước – doanh nghiệp, tổ chức KHCN – thị trường. Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào KH, CN và ĐMST bằng cả hình thức trực tiếp và gián tiếp, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp vào phát triển KHCN và ĐMST. Cũng cần chú trọng đến nguồn cung và cầu trong vấn đề này. Đối với doanh nghiệp lớn, cơ chế chính sách nên là khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi, để tạo thành động lực cho doanh nghiệp phát triển. Đối với doanh nghiệp nhỏ phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ tiếp cận, đổi mới công nghệ, thuế, vốn,… Đồng thời, đổi mới thể chế quản lý KHCN, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường công nghệ. Bài, ảnh: 

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.