Khai mạc Ngày hội “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực”

Tối 23.12, tại Thành phố Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khai mạc ngày hội “Cua Cà Mau - Điểm hẹn văn hóa ẩm thực”.

Đây là sự kiện có quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 23.12.2022 đến ngày 31.12.2022 trong chuỗi sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”, nhằm giới thiệu tiềm năng phong phú, đa dạng của địa phương, phát triển thương mại dịch vụ, kích cầu du lịch, tiêu dùng hàng hóa nội địa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Khai mạc Ngày hội “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại lễ khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: Với thịt ngọt, chắc, gạch béo, hàm lượng dinh dưỡng cao, cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Ngày hội Cua Cà Mau là dịp để tỉnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu cua Cà Mau và các loại đặc sản của địa phương; là cơ hội để du khách trong và ngoài nước thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm hương vị đặc sắc của Cà Mau. Bên cạnh đó, là dịp để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực với Cà Mau”.

Khai mạc Ngày hội “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” -0
Người Cà Mau tự hào với loại đặc sản trứ danh "Cua Cà Mau"

Với diện tích nuôi xen canh trên 250 ngàn ha, Cà Mau còn là nơi có sản lượng nhiều nhất cả nước, tổng giá trị sản lượng cua bình quân mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng. Do đó cua được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 6.2022.

Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn như chương trình nghệ thuật tổng hợp khai mạc Ngày hội Cua với hình thức sân khấu hóa các chương trình văn nghệ gắn với chủ đề quê hương đất nước, con người Cà Mau trong xây dựng, phát triển thương hiệu địa phương; hội chợ Thương mại tổng hợp, trưng bày sản phẩm OCOP với khoảng 500 gian hàng tham gia kết hợp giới thiệu điểm đến; trao đổi, mua bán các sản phẩm đặc trưng của các địa phương; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP; hội thao và trò chơi dân gian gồm các môn, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt và bóng bàn, đua cua tốc độ, trói cua trình diễn, thi chuyền bong bóng; lễ hội đường phố với xe diễu hành, được trang trí tôn vinh những sản vật của Cà Mau; hoạt động văn hóa, văn nghệ; múa lân sư rồng, trống khai hội, đờn ca tài tử; liên hoan đờn ca tài tử 3 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng với hơn 50 diễn viên tham gia;

Cùng đó, nhiều hoạt động kết nối du lịch, trải nghiệm, diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức Ngày hội Cua nhằm tổ chức cho đại biểu khách mời, khách du lịch đến tham quan các tuyến du lịch, trải nghiệm các sản phẩm du lịch mới như câu cua, tự chế biến các món ăn từ cua; tổ chức Diễn đàn “Giải pháp kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch tại Cà Mau”; hội thảo Đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ địa phương; hội thảo Giải pháp phát triển bền vững nghề cua Cà Mau; thi ẩm thực Vua đầu bếp Cua, xác lập Kỷ lục 69 món ăn chế biến từ cua Cà Mau, cuộc thi Cua Cà Mau lớn nhất và kết hợp nhận bằng Kỷ lục Châu Á “Lẩu mắm U Minh".

Khai mạc Ngày hội “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” -0
Du khách về Cà Mau sẽ được đi tham quan xuyên rừng Đất Mũi
Khai mạc Ngày hội “Cua Cà Mau – Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” -0
Trải nghiệm hoạt động bắt cua tại các điểm du lịch cộng đồng

Trong hai ngày 22 và 23.12, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Đoàn khảo sát dành cho cơ quan báo chí và doanh nghiệp lữ hành nhằm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch địa phương kết nối, định hướng xây dựng và khai thác các tour, tuyến du lịch hiệu quả hơn trong thời gian tới, đặc biệt là các du lịch cộng đồng. Khách sẽ được trải nghiệm tuyến du lịch xuyên rừng và tham gia các hoạt động lội rừng đặt cá thòi lòi, bắt vọp, mò sò huyết, bắt ốc len, tìm hiểu hệ sinh thái rừng mắm; mò nghêu; giăng lưới, bắt ba khía, đặt lợp cua, đờn ca tài tử, tối về cùng nông dân đi xổ vuông tôm, soi ba khía, chém cá và thưởng thức đặc sản của vùng cực Nam Tổ quốc.

Văn hóa

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.