Khai mạc Diễn đàn công nghệ và năng lượng Việt Nam 2019

Sáng 26.6, tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn công nghệ và năng lượng năm 2019. Diễn đàn là hoạt động được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên từ năm 2017. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với mong muốn giới thiệu đến các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư các thông tin mới nhất liên quan đến lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo, cũng như tạo cầu nối gắn kết giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông qua hoạt động triển lãm và các hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Diễn đàn
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt cho biết, nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… dần cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đã mang tới sự phát triển đáng ghi nhận của ngành năng lượng, đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Nếu tính cả thủy điện thì Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp nói chung và tổng điện năng phát ra nói riêng vào nhóm các nước cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, thách thức trong giai đoạn tới là rất lớn khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh kéo theo nhu cầu ngày càng cao về năng lượng, cùng với đó là tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu cũng như tiềm tàng khả năng bất ổn về kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tăng tỉ trọng nguồn năng lượng mới và tái tạo cũng như sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn năng lượng truyền thống.

Ông Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Việt Nam có lợi thế lớn với sự nguồn năng lượng tái tạo dồi dào: 63% diện tích lãnh thổ có thể phát triển điện gió với tiềm năng khoảng 2 triệu MW; nguồn bức xạ trải dài từ bắc tới nam với cường độ cao, đủ để khai thác điện mặt trời. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn chưa khai thác một cách hiệu quả, tính đến tháng 5.2019, cả nước có 57 nhà máy điện mặt trời và điện gió đi vào vận hành với tổng công suất lắp đặt khoảng 2,800MW và sản lượng đã phát trong tháng 5 là khoảng 200 triệu kWh.

“Một trong các chiến lược quan trọng để ngành năng lượng vượt qua các thách thức trong giai đoạn phát triển sắp tới là đẩy mạnh sự liên kết giữa khu vực viện trường với doanh nghiệp để nghiên cứu làm chủ, phát triển và chuyển giao công nghệ, đồng thời đào tạo đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Cùng với đó là cần có sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương cũng như bạn bè quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và hấp thụ được các công nghệ tiên tiến”, ông Huỳnh Thành Đạt cho hay.

Ông Lee Sang Hoon, Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc phát biểu tại Diễn đàn
Ông Lee Sang Hoon, Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc phát biểu tại Diễn đàn

Ông Lee Sang Hoon, Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc chia sẻ, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều vùng ở Việt Nam có nguồn năng lượng gió phong phú, năng lượng mặt trời ở mức cao do đó thuận lợi để phát triển điện mặt trời, điện gió. Trong tương lai không xa Việt Nam rất có tiềm năng trở thành trung tâm của thế giới về năng lượng tái tạo. Chính phủ Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ là hai nguồn năng lượng tái tạo chủ yếu và chiếm khoảng 20% năng lượng quốc gia. Để phát triển mở rộng các dự án năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực xúc tiến, ban hành các chính sách liên quan. Ông Lee Sang Hoon bày tỏ hi vọng rằng, thông qua Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019, mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia Hàn – Việt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ phát triển tốt đẹp.

Diễn đàn nằm trong định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đặt mục tiêu huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển năng lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao và mức giá hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; sử dụng đa dạng và hợp lý các nguồn năng lượng sơ cấp trong và ngoài nước; đẩy mạnh các hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi trường và hoàn thành các mục tiêu phát triển năng lượng - kinh tế - xã hội bền vững; từng bước xây dựng các thị trường năng lượng cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả hoạt động và khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch.

Lễ cắt băng khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019 Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tạ Việt Dũng và ông Lee Sang Hoon- Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Diễn đàn Khách tham quan gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các mô hình, các sản phẩm tiến tiến... về công nghệ và năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới.
Lễ cắt băng khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019
Lễ cắt băng khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019 Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tạ Việt Dũng và ông Lee Sang Hoon- Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Diễn đàn Khách tham quan gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các mô hình, các sản phẩm tiến tiến... về công nghệ và năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới.
Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tạ Việt Dũng và ông Lee Sang Hoon- Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Diễn đàn
Lễ cắt băng khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019 Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tạ Việt Dũng và ông Lee Sang Hoon- Chủ tịch Trung tâm Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Hàn Quốc tặng hoa cho các đơn vị tài trợ Diễn đàn Khách tham quan gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các mô hình, các sản phẩm tiến tiến... về công nghệ và năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới.
Khách tham quan gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các mô hình, các sản phẩm tiến tiến... về công nghệ và năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới.

Các hoạt động diễn ra liên tục trong suốt 3 ngày từ ngày 25 -  27.6.2019, Ban tổ chức hi vọng rằng Diễn đàn sẽ có đóng góp phần nào cho sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam, từng bước nâng cao năng lực công nghệ, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực hết sức quan trọng này.

Với sự tham dự của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp từ Hàn Quốc sẽ được cụ thể hoá qua các dự án chuyển giao công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mà doanh nghiệp hai nước đang ấp ủ, Diễn đàn là cơ hội tốt để hai Bên cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.