Theo AFP, lệnh cấm mở rộng đến loại thịt thường được gọi là “thịt nhân tạo”, được sản xuất trong phòng thí nghiệm sử dụng tế bào mô động vật. Ngoài ra, Italy còn áp đặt các hạn chế về việc dán nhãn protein có nguồn gốc thực vật là thịt. Vi phạm các quy định này có thể bị phạt từ 10.000 đến 60.000 euro, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng mà đất nước đang tiếp cận vấn đề này.
Trước đó, dự luật này nhận được sự chấp thuận từ Thượng viện, đặt ra các mục tiêu “bảo vệ di sản chăn nuôi quốc gia”, đồng thời công nhận giá trị văn hóa, kinh tế xã hội và môi trường của di sản này. Hơn nữa, dự luật này nhằm mục đích bảo đảm mức độ bảo vệ cao cho sức khỏe con người, nhấn mạnh quyền của người tiêu dùng đối với thông tin về sản phẩm họ tiêu thụ.
Theo Coldiretti, tổ chức vận động hành lang nông nghiệp chính của Italy, gọi thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm là thịt “Frankenstein”. Tổ chức này coi lệnh cấm là “cam kết bảo vệ chế độ ăn Địa Trung Hải”. Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Francesco Lollobrigida cho rằng, thịt nhân tạo đã phá vỡ mối quan hệ đạo đức giữa đất đai, con người và công việc đã tồn tại hàng thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, Tổ chức Bảo vệ động vật quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận của Italy, chỉ trích lệnh cấm là vô nghĩa. Họ cho rằng lệnh cấm là quá sớm vì thịt được sản xuất trong phòng thí nghiệm vẫn chưa được chấp thuận cho con người tiêu thụ ở châu Âu và do đó không thể bán ra thị trường.
Theo quan điểm của về thịt nuôi trong phòng thí nghiệm, đây là loại “thực phẩm mới”, có nghĩa là bất kỳ sản phẩm mới nào của nó cũng phải được khối này cho phép. Nếu EU chấp thuận thịt nhân tạo, Italy sẽ không thể duy trì lệnh cấm. Hiện tại, loại thịt trên không được phép bán ở EU.