Ireland: Đồ uống có cồn sẽ có nhãn cảnh báo sức khỏe vào năm 2026

Ireland sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng nhãn y tế đối với đồ uống có cồn vào năm 2026.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới, ba triệu ca tử vong mỗi năm do sử dụng rượu ở mức có hại và con số này chiếm 5,3% tổng số ca tử vong. Và ở những người từ 20–39 tuổi, khoảng 13,5% tổng số ca tử vong là do rượu.

Theo dữ liệu mới nhất về mặt dân số, người Ireland tiêu thụ những đồ uống có cồn nhiều nhất ở châu Âu, uống 12,7 lít rượu vào năm 2019. Trong khi đó, người Ý ở mức thấp nhất, uống 8 lít mỗi năm. Ở Ireland, bao bì đồ uống có cồn bắt buộc phải hiển thị thông tin bao gồm hàm lượng calo, nguy cơ ung thư và bệnh gan cũng như sự nguy hiểm của việc uống rượu khi mang thai. Họ cũng sẽ phải hướng người tiêu dùng tới trang web của Cơ quan quản lý Dịch vụ Y tế Ireland để biết thêm thông tin về việc tiêu thụ rượu. Ủy ban Châu Âu (EC) đã phê duyệt kế hoạch này, và luật dự kiến sẽ được ban hành vào năm 2026. Điều này đã khiến nhiều chuyên gia y tế công cộng mong muốn thúc đẩy toàn bộ Liên minh Châu Âu (EU) làm theo.

Ireland: Đồ uống có cồn sẽ có nhãn cảnh báo sức khỏe -0
Photo: ITN

Phó Chủ tịch Ủy ban Thường trực các Bác sĩ Châu Âu, đại diện cho các hiệp hội y tế quốc gia trên khắp Châu Âu Ray Walle cho biết, thông qua việc dán nhãn cảnh báo sức khoẻ, người tiêu dùng sẽ biết thêm những thông tin chi tiết về những rủi ro, khi họ sử dụng các loại đồ uống có cồn. Các Bác sĩ Châu Âu ủng hộ quyền của chính phủ các quốc gia được thực hiện các sáng kiến ​​như trường hợp của Ireland. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc dán nhãn sức khoẻ sẽ làm dấy lên mối lo ngại của các nhà sản xuất rượu trên khắp lục địa vì lo ngại doanh số bán hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng. Gần 1% tổng GDP của EU được chi cho đồ uống có cồn. Năm 2021, các hộ gia đình EU đã chi 128 tỷ euro cho rượu, trong đó các quốc gia như Latvia, Estonia và Ba Lan đứng đầu danh sách.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ hiện nay đã có sự suy giảm đáng chú ý trong việc sử dụng rượu. Đại diện Trung tâm Chính sách Châu Âu tại Pháp Victor Warhem cho biết, ngành đồ uống cần phải có sự đổi mới trong việc thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường đang thay đổi. Nổi bật như việc sản xuất đồ uống có nồng độ cồn thấp và không chứa cồn rõ ràng là một lĩnh vực đang được phát triển của ngành đồ uống. Theo một bài báo nghiên cứu về chủ đề này trên Tạp chí Dinh dưỡng, người tiêu dùng châu Âu ngày càng mua và uống các sản phẩm rượu có nồng độ thấp hơn theo thời gian, với khoảng 2/5 làm như vậy để uống ít rượu hơn.

Quốc tế

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Nguồn: Bloomberg
Quốc tế

Để lục địa già không tụt lại phía sau

Khi châu Âu đối diện với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng, vấn đề làm thế nào để khôi phục năng lực cạnh tranh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Báo cáo mới đây của cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi về tình trạng này đã đưa ra nhận định rõ ràng: Liên minh châu Âu (EU) đang bị tụt lại phía sau. Không chỉ bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số, châu Âu còn có nguy cơ rơi vào thế yếu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, nếu không thực hiện cải cách mạnh mẽ, lục địa già sẽ đối mặt với "nguy cơ sống còn".

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng
Quốc tế

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã giành chiến thắng trong cuộc đua gồm 9 ứng cử viên để kế nhiệm ông Fumio Kishida làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội với tư cách là Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản vào ngày 1.10 tới.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Thế giới 24h

Gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc, táo bạo nhưng chưa toàn diện?

Trung Quốc vừa công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay. Song, giới phân tích cho rằng, gói kích cầu vừa được đưa ra chưa đủ để giải quyết triệt để các vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu.

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng
Quốc tế

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng

Bắt đầu từ ngày 1.10 tới, Luật Thuốc lá mới của Malaysia sẽ chính thức có hiệu lực. Luật mới nhằm kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng và phân phối các sản phẩm thuốc lá. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khi các quy định mới sẽ điều chỉnh cả thuốc lá truyền thống lẫn thuốc lá điện tử…

arabianbusiness.com
Quốc tế

Kinh tế các quốc gia vùng Vịnh trong bối cảnh xung đột leo thang

Trong những ngày vừa qua, Israel đã thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhất nhằm vào lực lượng Hezbollah ở Lebanon, đẩy Trung Đông đứng trước nguy cơ đối mặt với một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện. Tình hình bất ổn đã khiến giá dầu tăng cao, nhưng điều kỳ lạ là các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh không vui mừng vì điều này.

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động
Quốc tế

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Hiệp ước Tương lai – một văn kiện đầy tham vọng cam kết hành động hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức. Văn bản này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên biến những lời hứa thành hành động để thực sự tạo nên sự khác biệt cho thế giới.

Hàng loạt thiết bị liên lạc phát nổ ở Lebanon
Quốc tế

“Góc tối” về chuỗi cung ứng châu Á?

Các thiết bị liên lạc như máy nhắn tin và bộ đàm có nhãn hiệu từ châu Á phát nổ ở Lebanon đã dấy lên cuộc tìm kiếm về nguồn gốc các thiết bị này, hé lộ một thị trường công nghệ cũ “mờ ám” khi người mua thậm chí không chắc chắn về những gì mình sẽ nhận. Hơn nữa, sự việc này cũng khiến các công ty phải đối mặt với những khó khăn trong việc ngăn chặn sản phẩm của họ bị sử dụng cho các hoạt động quân sự hoặc khủng bố.

Tân Tổng thống Sri Lanka và lời hứa thay đổi
Quốc tế

Tân Tổng thống Sri Lanka và lời hứa thay đổi

Ngày 23.9, Tổng thống đắc cử Anura Kumara Dissanayake đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành nguyên thủ quốc gia thứ 9 của Sri Lanka kể từ khi nước này độc lập vào năm 1948. Với cam kết mang lại một nền văn hóa chính trị mới, ông được kỳ vọng sẽ thúc đẩy những thay đổi ở một quốc gia đang phải vật lộn với khó khăn kinh tế này.