Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc

Qua lịch sử phát triển của đất nước, đoàn kết dân tộc, tôn giáo luôn được củng cố, tăng cường và mở rộng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi cả nước hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc, thực hiện ước nguyện vì một Việt Nam hùng cường.

Thách thức từ thực tế

Khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập, vấn đề đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc trở nên đặc biệt quan trọng. Từ yêu cầu đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền ngày càng quan tâm đến sự nghiệp đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trên thực tế, nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội hướng tới chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân và đã thu được kết quả lớn, tạo dựng niềm tin trong Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, đổi mới, hội nhập, nước ta còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách.

Đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc vì một Việt Nam hùng cường. Nguồn: ITN
Đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc vì một Việt Nam hùng cường. Nguồn: ITN

Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, có những tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu; nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện khó kiểm soát; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cùng với những yếu kém, hạn chế trong quản lý, điều hành trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội… Những điều đó kìm hãm, cản trở sự phát triển.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng phá hoại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ra sức sử dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” để kích động mâu thuẫn tôn giáo; lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm lăng, làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống; tạo dựng “ngọn cờ”, lợi dụng các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, lịch sử... để kích động, chia rẽ đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, tôn giáo.

Đáng chú ý, lợi dụng tình hình đời sống của số đông đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung, các thế lực thù địch, phá hoại kích động, lừa bịp thông qua hoạt động “tôn giáo”, “dân tộc”, tà đạo, đạo lạ... nhằm làm suy giảm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trọng điểm của sự chống phá, chia rẽ này là ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ...

“Thành trì” bảo vệ, xây dựng Tổ quốc

Với một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng về vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện tốt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo tại địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua đó, xây dựng "thế trận lòng dân", củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước.

Quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, đồng bào có đạo. Theo đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện chính sách đã có, nghiên cứu ban hành những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, đồng bào có đạo nói riêng phải bám sát, phù hợp với yêu cầu cụ thể, bức thiết của Nhân dân địa phương và phải được quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Quan tâm, hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đường giao thông, thủy lợi, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ tập quán lạc hậu, làm cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo không ngừng đổi mới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Đồng thời, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo... Qua đó, tăng cường sự đồng thuận giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của Nhân dân thông qua công tác vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố mối quan hệ đoàn kết toàn dân tộc; tạo ra cơ chế để mọi người đồng thuận với nhau và đồng thuận với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng nhiệm vụ, từng giai đoạn phát triển của đất nước; tạo điều kiện để mỗi người dân được tôn trọng, có quyền bình đẳng như nhau, tích cực phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đấu tranh, nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực; phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh hành vi chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây bất ổn về chính trị - xã hội; giải quyết dứt điểm các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động, chống phá. Nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của Nhân dân trong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại.

Đây được ví như “thành trì” vững chắc để ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.