Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục thế hệ trẻ

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon mong muốn Hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Lào tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục thế hệ trẻ, nhất là thanh niên và phụ nữ.

z5047631877274_b4831ddb847c40296c79edd25989c0aa.jpg -1
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: Đinh Hòa

Chiều 6.1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh đã chào xã giao Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.

Thay mặt Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh chúc Thủ tướng và Phu nhân mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công; chúc chuyến công tác của Thủ tướng đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam cùng được thành lập năm 1975, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước. Đến nay, sau gần 50 năm phát triển, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào có 49 tổ chức thành viên, trong đó có 10 tổ chức trực thuộc và 39 tổ chức Hội hữu nghị Việt Nam - Lào ở các tỉnh, thành phố. Tháng 10.2023 vừa qua, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V nhiệm kỳ 2023 - 2028. 

Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh cho biết, những năm qua, các cấp Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã phối hợp với các cấp Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam và các cơ quan, tổ chức của hai nước tổ chức nhiều hoạt động tăng cường giao lưu, đoàn kết và hợp tác giữa nhân dân hai nước. Trong đó có các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai nước, các hoạt động giao lưu nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, các công dân Lào từng giúp đỡ cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam. Ngoài ra còn có các hoạt động làm cầu nối hợp tác trong các lĩnh vực.

z5047632498637_9aee12583706ac208eb8175f9a24cd2a.jpg -3
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh cho biết, những năm qua, các cấp Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tăng cường giao lưu, đoàn kết và hợp tác giữa nhân dân hai nước. Ảnh: Đinh Hòa

Thời gian tới, Hội hữu nghị hai nước sẽ tập trung tiếp tục thúc đẩy các hoạt động về hợp tác giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Lào; tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo ở các địa phương có chung đường biên giới; đổi mới các hình thức tiếp nhận du học sinh Lào, tăng cường vận động các gia đình Việt Nam nhận đón, nuôi dưỡng em học sinh Lào.

Thúc đẩy các hoạt động để tổ chức Đoàn Thanh niên và thế hệ trẻ hai nước tăng cường giao lưu, tìm hiểu, hiểu biết và gắn bó sâu sắc hơn nữa, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước. 

Tích cực vận động doanh nhân hai nước đầu tư, phát triển kinh tế ở Việt Nam và Lào. Phối hợp, tạo điều kiện để Hội cựu chiến binh hai nước Việt Nam, Lào thường xuyên gặp gỡ, giao lưu...

z5047632288730_f4c645de9c874a439724858e6ef8399d.jpg -2
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon đánh giá cao vai trò của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam trong việc làm cầu nối hợp tác, thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước. Ảnh: Đinh Hòa

Trong năm 2024, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào sẽ phối hợp với Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam tổ chức đoàn công tác tại Lào; trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước Việt Nam cho các các nhân, tổ chức Lào có thành tích trong xây dựng, phát triển quan hệ hai nước; tổ chức giao lưu doanh nhân trẻ; các hoạt động bác sĩ trẻ tình nguyện thăm và khám bệnh cho bà con, nhân dân Lào; các hoạt động xúc tiến du lịch nhân dịp năm du lịch Lào 2024.

Hội cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức một số hoạt động giao lưu giữa lưu học sinh Lào tại Việt Nam và sinh viên Việt Nam; tổ chức các hoạt động chăm lo, thăm hỏi lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào.

"Ban lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào rất mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ Lào đối với các hoạt động của Hội nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước", Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Nguyễn Đắc Vinh kiến nghị.

z5047631687614_cf0a18739ba14995a297c46d08bbdf2d.jpg -0
Đoàn đại biểu hai nước tại cuộc tiếp. Ảnh: Đinh Hòa

Nhất trí với những trao đổi, đề xuất của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; đánh giá cao vai trò của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam trong việc làm cầu nối hợp tác, thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước, đặc biệt là giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, Thủ tướng Sonexay Siphandon mong muốn Hội hữu nghị hai nước tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục thế hệ trẻ, nhất là thanh niên và phụ nữ.

Bên cạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo... nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của hai nước, Thủ tướng Lào đề nghị Hội hữu nghị hai nước thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số. Ông mong muốn Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào kết nối để nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam sang tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Lào. Thông qua Hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hai nước sẽ hỗ trợ nhau nhiều hơn, nhất là hỗ trợ Lào nghiên cứu chế biến các sản phẩm chất lượng cao.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Chính trị

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

* Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Sáng 30.3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (22.1.1975 – 22.1.2025) và lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chủ trì buổi lễ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.