4 tuyến cao tốc của VEC có quy mô lắp đặt 132 làn ETC
Tasco đã hoàn thành và đưa vào khai thác hệ thống thu phí không dừng ETC toàn bộ 4 tuyến cao tốc do Tổng công ty phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ðà Nẵng – Quảng Ngãi, Nội Bài – Lào Cai và TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, vượt tiến độ cam kết với Chính phủ để thu phí tự động hoàn toàn từ 1.8.2022.
Thu phí không dừng ETC bằng công nghệ RFID được thí điểm tại Việt Nam từ 2015, quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, sau nhiều lần trì hoãn và đình trệ kéo dài. Hành lang pháp lý cho thu phí không dừng ETC dần hình thành với Nghị Quyết 437 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 19/2020/QÐ-TTg của Chính phủ, tạo tiền đề phát triển và đặt ETC vào đúng vai trò và vị trí tương xứng. Thí điểm thu phí tự động hoàn toàn đầu tiên trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào tháng 6.2022 cho kết quả đột phá, tỷ lệ ETC đạt 97%, chứng minh lợi ích vượt trội của ETC tới người dân, phương tiên lưu thông. Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 19.7.2022 của Phó Thủ tướng Lê Vãn Thành chỉ đạo thống nhất áp dụng thu phí tự động hoàn toàn trên tất cả cao tốc từ 1.8.2022.
Tính đến trước ngày 20.7.2022, cả nước đã thực hiện lắp đặt tổng số 588 làn ETC trong thời gian 7 năm kể từ năm 2015. Trong khi đó, dự án ETC 4 tuyến cao tốc của VEC có quy mô lắp đặt 132 làn ETC, áp dụng công nghệ RFID, trên 28 trạm thu phí, trải dài 490km của 4 tuyến cao tốc, khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ðặc biệt, tiến độ dự án yêu cầu rất cao: toàn bộ công tác lắp đặt, vận hành thử, hoàn thiện KPIs – Chỉ số đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ trong 90 ngày. Theo đó, đây được ghi nhận là dự án có quy mô lớn nhất và tốc độ yêu cầu nhanh nhất lịch sử ngành ETC Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống ETC của dự án còn được đánh giá là đặc biệt phức tạp do liên thông, đan cắt với nhiều tuyến đường, nhiều chính sách tính cước cùng điều chỉnh.
Thu phí tự động không dừng tạo thúc đẩy giao thông thông minh
Ngày 31.7.2022, Tasco và VETC đã hoàn thiện lắp đặt và đưa hệ thống ETC 2 tuyến cao tốc Ðà Nẵng - Quảng Ngãi và Nội Bài – Lào Cai vào khai thác, hoàn thành toàn bộ 4 tuyến cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, trước thời hạn cam kết với Chính phủ.
Quá trình thực hiện dự án diễn ra trong bối cảnh thiết bị công nghệ ngành ICT chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi tình trạng thiếu chip, logistic đứt gãy. Việc hoàn thành 1 dự án lớn, độ khó cao, tốc độ nhanh, Tasco và VETC đã chứng minh doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ ETC, từ thiết kế, lắp đặt đến khai thác và vận hành.
Sau nhiều năm trì hoãn, chính sách áp dụng thu phí tự động hoàn toàn trên tất cả cao tốc từ 1.8.2022 có ý nghĩa xã hội to lớn, đồng bộ hạ tầng giao thông quốc gia, mang lại giá trị thiết thực, tiện ích đến người dân, tăng cường công tác quản lý nhà nước với lĩnh vực giao thông.
Riêng 4 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh - Long thành - Dầu Giây, Ðà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài – Lào Cai có tổng lưu lượng trên 100.000 lượt/ngày, chiếm tỷ trọng khoảng 50% lưu lượng cao tốc của cả nước. Vượt qua khó khăn do tỷ lệ dán thẻ ETC không đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt khu vực các tỉnh phía Nam rất thấp (dưới 65%), 4 tuyến cao tốc đều đạt kết quả tích cực trong những ngày đầu vận hành, tỷ lệ ETC tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã đạt mức 80%, 60% và cải thiện từng ngày. Thời gian qua trạm trên làn ETC đối với xe đủ tiêu chuẩn được ghi nhận rút ngắn 6-7 lần so với hình thức thu phí 1 dừng.
Thành công triển khai thu phí tự động hoàn toàn từ 1.8.2022 tạo bước ngoặt lịch sử ngành ETC Việt Nam, động lực thúc đẩy giao thông thông minh, ứng dụng công nghệ vào giao thông nội đô, cảng hàng không, cảng biển, thúc đẩy vãn minh và tiến bộ xã hội.