Ngành hải quan

Hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Điểm lại những kết quả đã đạt được trong năm 2023, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, ngay từ quý III, quý IV năm 2022 và kéo sang nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, đơn hàng sụt giảm, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và việc làm của người lao động. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp.

Từ minh bạch, thống nhất về cơ chế...

Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, một trong những điểm sáng nổi bật trong năm 2023 của ngành đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và định hướng phát triển hải quan. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TCHQ giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023 trong toàn ngành. Từ đó, đề ra 10 nhóm chỉ tiêu cải cách và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện.

Trong đó, tập trung giảm 5% tỷ lệ tờ khai luồng Đỏ, giảm 10% tỷ lệ tờ khai luồng Vàng; giảm 10% thời gian thông quan, giải phóng hàng; giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại; tăng 20% số lượng doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan so với năm 2022...

Công chức Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: HQ
Công chức Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: HQ

Đặc biệt, công tác đơn giản, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại tiếp tục được đẩy mạnh thông qua thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện dịch vụ công trực tuyến… Từ Tổng cục đến các Cục và Chi cục hải quan đã thiết lập nhiều kênh để kịp thời nắm bắt, đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Những nỗ lực của ngành hải quan đã bảo đảm việc thông quan hàng hóa diễn ra thông suốt. Trong năm, toàn ngành đã làm thủ tục cho hơn 15 triệu tờ khai, tăng hơn 460 nghìn tờ khai so với năm 2022. Trong đó 66,31% tờ khai luồng Xanh (tăng 3,06%), 29,87% tờ khai luồng Vàng (giảm 2,6%) và 3,82% tờ khai luồng Đỏ (giảm 0,46%). Đáng chú ý, tờ khai luồng Đỏ, luồng Vàng đều giảm sâu so với chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định 123; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 683 tỷ USD.

Riêng tại Cục Hải quan Hải Phòng, theo kết quả đo thời gian giải phóng hàng năm 2023, thời gian thông quan, giải phóng hàng giảm mạnh so với năm 2022. Đối với hàng xuất khẩu, thời gian kiểm tra chi tiết hồ sơ giảm 44%; thời gian kiểm tra chi tiết, thực tế hàng hóa tại bãi giảm 19%... Tính trung bình từ khi tiếp nhập nhận tờ khai chính thức đến khi ra quyết định thông quan, giải phóng hàng giảm 12%.

Đáng chú ý, với hàng hóa mang về bảo quản, thời gian tác nghiệp của Hải quan Hải Phòng ở tất cả các khâu được rút ngắn đáng kể. Điển hình như thời gian trung bình kiểm tra chi tiết hồ sơ giảm rất mạnh (tương đương giảm 64%); thời gian trung bình kiểm tra thực tế hàng hóa tại bãi giảm mạnh (tương đương giảm 28%); thời gian trung bình từ khi tiếp nhận tờ khai IDC (khai chính thức) đến khi quyết định đưa hàng về bảo quản, giảm mạnh (tương đương giảm 33%); thời gian trung bình từ khi tiếp nhận tờ khai IDC đến khi quyết định thông quan giảm 3%...

... tới chủ động phối hợp thực hiện nhiệm vụ

"Trong vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong thực hiện các công việc liên quan" - Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh.

Về Cơ chế một cửa quốc gia, đã có 250 thủ tục của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của hơn 68.000 doanh nghiệp. Việt Nam tiếp tục duy trì kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin Chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN… Đồng thời, tiếp tục triển khai các nội dung để kết nối Cơ chế một cửa với đối tác ngoài ASEAN.

Đối với dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong 214 thủ tục do cơ quan hải quan thực hiện, có 133 thủ tục được cung cấp dịch vụ công toàn trình; 60 thủ tục được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần; 21 thủ tục được cung cấp thông tin trực tuyến. Đồng thời, Tổng Cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 12 dịch vụ công trực tuyến của các Bộ: Giao thông Vận tải, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn, năm 2024, dự báo khó khăn, thách thức còn rất lớn, khó lường, là năm đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là năm toàn ngành triển khai cuộc "Cách mạng lần thứ 2 về hiện đại hóa" hải quan. Chính vì vậy, khối lượng công việc đặt ra rất lớn, toàn ngành đã quán triệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, giải pháp. Trong đó, tiếp tục tạo thuận lợi thương mại; ưu tiên tăng cường quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp…

Đồng thời, tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan, tạo tiền đề để tiến tới thực hiện hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh. Hệ thống sẽ thay thế hệ thống VNACCS/VCIS, là sự đột phá trong chuyển đổi số của ngành hải quan. Theo đó, phấn đấu trong quý II.2024, hoàn thành việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan hàng hóa.

Đặc biệt, phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, cương quyết loại bỏ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Xây dựng nhiều mô hình, sáng kiến mới triển khai, áp dụng vào thực tiễn, tạo dấu ấn nổi bật trong thời gian tới với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả".

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).