Hệ thống kho bạc chủ động cho công tác khóa sổ, quyết toán cuối năm

Dịp cuối năm, hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn dồn về Kho bạc Nhà nước (KBNN) rất lớn, nhất là hồ sơ thanh toán vốn đầu tư công. KBNN đã yêu cầu các đơn vị trong hệ thống triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm việc chi trả ngân sách được thông suốt, ổn định.

Kiểm soát chi chặt chẽ, kịp thời

Thời gian qua, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định và tăng cường giao dịch, kiểm soát trên dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch.

Cùng với đó, KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cung cấp số liệu giải ngân hàng ngày cho Bộ Tài chính, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương phục vụ kịp thời công tác quản lý điều hành ngân sách. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Thời gian qua, các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn trong kiểm soát chi. Đơn cử như vướng mắc khi xác nhận nguồn hỗ trợ ngân sách trung ương với địa phương; kiểm soát, hạn chế chứng từ trùng trong thanh toán. Ngoài ra, nhiều đơn vị KBNN cũng gặp vướng mắc khi thực hiện kiểm soát, chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng sử dụng vốn đầu tư công; chi phí xây dựng và quản lý dự án từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; quy trình kiểm soát, thanh toán, chi trả cho cá nhân qua tài khoản… Tuy nhiên, các vướng mắc này đã được các đơn vị nghiệp vụ KBNN nghiên cứu và đề xuất lãnh đạo KBNN phương án xử lý kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương. Do đó, công tác kiểm soát, thanh toán vốn ngân sách của các đơn vị KBNN đều được thông suốt.

img-3048.jpg
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Tuyên Quang. Nguồn: Báo Tuyên Quang

Đặc biệt, KBNN đã tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát từ xa đối với việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, không gây phiền hà, sách nhiễu cho khách hàng giao dịch. Kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận thành phần hồ sơ kiểm soát chi ngân sách, bảo đảm việc tiếp nhận đúng thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định.

Đẩy mạnh cải cách, bảo đảm chi thông suốt

Trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn dồn về KBNN rất lớn, nhất là hồ sơ, chứng từ liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Để kiểm soát tốt các khoản chi, toàn hệ thống Kho bạc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các nghiệp vụ, rút ngắn thời gian kiểm soát, thanh toán và áp dụng linh hoạt các phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” và “kiểm soát trước, thanh toán sau” cho từng nội dung chi.

KBNN đã yêu cầu các đơn vị kho bạc chủ động phối hợp chính quyền địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư. Yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời vẫn bảo đảm quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, nhất là các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài.

Đồng thời, KBNN tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm siết chặt kỷ luật kỷ cương trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, nghiêm cấm công chức thực hiện công tác kiểm soát chi của KBNN lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây phiền hà, khó khăn, sách nhiễu, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, KBNN đã yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vị có liên quan về nguyên tắc chung về xử lý kinh phí cuối năm; thủ tục chuyển nguồn kinh phí cuối năm; thời hạn chi, tạm ứng, đề nghị cam kết chi và hạch toán các khoản thu, chi ngân sách; việc xử lý số dư tài khoản tiền gửi các cấp ngân sách, số dư tài khoản tiền gửi không thuộc ngân sách cấp và các khoản tạm ứng trong dự toán ngân sách; thủ tục chuyển nguồn sang năm sau.

Ngoài ra, KBNN cũng thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. Dịch vụ công trực tuyến được KBNN triển khai trong toàn hệ thống từ năm 2018. Hiện KBNN đã cung cấp đủ 11 thủ tục hành chính lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và tích hợp toàn bộ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh, quốc phòng) đã đăng ký tham gia dịch vụ công trực tuyến tại KBNN. Theo đó, hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN đã xử lý trên 99,6% tổng số chứng từ chi NSNN, giúp giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Kinh tế

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Phát triển kinh tế xanh - cần hành động cụ thể, quyết liệt

Tại "Diễn đàn Kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu" do Báo điện tử VOV tổ chức ngày 26.11 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng, khái niệm kinh tế xanh không còn quá mới nhưng để thực hiện hiệu quả, cần những hành động cụ thể, quyết liệt và chính sách mới, đột phá.

LS Tạ Anh Tuấn
Kinh tế

Tập trung xây dựng doanh nghiệp lớn, mang tính dẫn dắt

Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Luật sư TẠ ANH TUẤN, Giám đốc Công ty Luật TNHH EMME LAW cho rằng, việc xây dựng Luật là rất cấp thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Luật cần tạo ra chính sách để tập trung xây dựng những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lớn, mang tính dẫn dắt và cạnh tranh được với quốc tế.

Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi VinWonders chuẩn bị mở cửa
Bất động sản

Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi VinWonders chuẩn bị mở cửa

Phân khu phong cách Mỹ - The Beverly Solari (Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) đang đón dòng người tấp nập về an cư cuối năm, cùng với đó là dòng tiền ồ ạt chảy về từ giới đầu tư. Không khí càng thêm sôi động khi “thiên đường vui chơi giải trí” VinWonders đã sẵn sàng khai trương.

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức
Doanh nghiệp

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức

Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22.11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã chi trả cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268% và dự kiến sẽ IPO trong năm 2025.

Eximbank tăng vốn điều lệ lên 18.688.106.070.000 đồng
Doanh nghiệp

Eximbank tăng vốn điều lệ lên 18.688.106.070.000 đồng

Ngày 25.11.2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã chứng khoán: EIB) vừa chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động theo Quyết định số 2570/QĐ-NHNN. Theo đó, vốn điều lệ hiện tại của Eximbank là 18.688.106.070.000 đồng. 

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank
Tài chính

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank

Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí. Theo đó, Agribank miễn phí chuyển tiền cho khách hàng tại đầu gửi từ nước ngoài về Việt Nam với các giao dịch chi trả vào tài khoản qua Agribank (bao gồm cả tài khoản tại Agribank và chuyển tiếp qua ngân hàng khác).

Agribank triển khai cho vay liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long
Doanh nghiệp

Agribank triển khai cho vay liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp TOYOTA Việt Nam. Ảnh: Lạc Hồng
Kinh tế

Hưng Yên: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Với khoảng 3.600 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 48.000 lao động, ngành cơ khí tại Hưng Yên đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng, ngành cơ khí còn giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác tại địa phương phát triển.

Cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất. ẢNh: ITN
Kinh tế

Cần nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ cơ khí phát triển

Theo nhận định của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), để phát triền công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành; ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính… Đồng thời giúp doanh nghiệp thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới.

Nhân viên ngân hàng tích cực hướng dẫn khách hàng cập nhật sinh trắc học tại quầy giao dịch
Doanh nghiệp

Vietcombank phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ 1.1.2025, nếu khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học thì sẽ bị tạm ngừng thực hiện các giao dịch trực tuyến như: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền và giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại cây ATM. Để bảo đảm giao dịch thông suốt, Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15.1.2025, để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng ưu đãi để thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính khiến nhà ở vừa túi tiền không nhận được nhiều quan tâm từ các nhà phát triển bất động sản là do biên lợi nhuận thấp hơn so với các phân khúc cao cấp. Do đó, để thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, Nhà nước cần nghiên cứu miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất...

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.