Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Tập trung xây dựng doanh nghiệp lớn, mang tính dẫn dắt

Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Luật sư TẠ ANH TUẤN, Giám đốc Công ty Luật TNHH EMME LAW cho rằng, việc xây dựng Luật là rất cấp thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Luật cần tạo ra chính sách để tập trung xây dựng những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lớn, mang tính dẫn dắt và cạnh tranh được với quốc tế.

Chính sách liên tục được hoàn thiện, nhưng chưa đủ

- Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, hệ thống chính sách đóng vai trò rất quan trọng. Ông nhận xét thế nào về hệ thống chính sách này?

x3.jpg

- Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ là chủ trương rất đúng và trúng, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một loạt cơ chế chính sách để thúc đẩy. Trong đó, Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã quy định các chính sách hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ phát triển thị trường… cùng các chính sách ưu đãi về sử dụng đất, được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ… Đây là cú huých lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg năm 2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 17.01.2024, với nhiều chính sách mang tính tổng thể hơn, toàn diện hơn, trong đó chú trọng vào hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Mặc dù các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được ban hành khá đầy đủ, với nhiều chính sách hỗ trợ rất thiết thực, nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn còn bất cập, doanh nghiệp đâu đó vẫn khó tiếp cận. Nhiều cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được cụ thể hóa…

Đáng chú ý, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này mới chỉ dừng ở cấp nghị định, thông tư, trong khi công nghiệp hỗ trợ là một lĩnh vực quan trọng, cần một hành lang pháp lý cao hơn.

Luật cần có các chính sách đột phá

- Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm (gọi tắt là Luật). Ông kỳ vọng gì vào Luật này?

- Phải khẳng định rằng, việc xây dựng Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Đây cũng là yêu cầu vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, mới đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặc biệt, xây dựng Luật sẽ giúp ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ có được một hệ thống pháp lý vững chắc hơn để xây dựng các văn bản dưới luật phù hợp.

Được biết, dự thảo Luật tập trung vào công nghiệp hỗ trợ cho các ngành trọng điểm như: dệt may, da - giày, điện - điện tử, cơ khí, sản xuất lắp ráp ô tô, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao; trong đó luật hóa các nội dung để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất chất lượng trong các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ.

Dự thảo Luật đề xuất thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; đổi mới quy trình sản xuất; cải tiến doanh nghiệp công nghiệp; xúc tiến, kết nối thị trường; hỗ trợ tín dụng...

Đây là những định hướng hoàn toàn phù hợp và đúng đắn!

Để Luật thực sự phát huy vai trò khi được thông qua và triển khai trong thực tiễn, tôi rất mong Luật sẽ tạo ra những cơ chế mang tính đột phá cho công nghiệp hỗ trợ phát triển. Đó không chỉ là giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất, mà còn phải phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, Luật cần tạo ra chính sách để xây dựng được những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt và cạnh tranh được với quốc tế.

­- Trong khi chờ luật hóa các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ, theo ông, Chính phủ cần lưu ý gì để thúc đẩy ngành này phát triển?

- Trong khi chờ các chính sách được luật hóa, Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành một Nghị quyết về chính sách thí điểm cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Cần quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực và cạnh tranh không cần thiết. Theo đó, cần làm rõ vùng sản xuất linh kiện cho từng ngành; đồng thời có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao, hỗ trợ công nghệ khi nhập khẩu các thiết bị cũ đã qua sử dụng nhưng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và Việt Nam.

Hiện, vốn đang là rào cản với các doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ cần xem xét để sớm có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn, bao gồm cả lãi suất và thời gian vay, hạn mức vay, tài sản thế chấp.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.