Hưng Yên: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp TOYOTA Việt Nam. Ảnh: Lạc Hồng
Sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp TOYOTA Việt Nam. Ảnh: Lạc Hồng

Với khoảng 3.600 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 48.000 lao động, ngành cơ khí tại Hưng Yên đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng, ngành cơ khí còn giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác tại địa phương phát triển.

Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm

Theo Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, ngành cơ khí của tỉnh đã có những bước tiến quan trọng trong việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm. Các lĩnh vực sản xuất như luyện cán thép, đúc hợp kim và chế tạo động cơ nhanh chóng phát triển. Trong đó, 3 phân ngành chính là xe máy và phụ tùng xe máy; cơ khí gia dụng; ô tô - phụ tùng ô tô đã trở thành những lĩnh vực trọng điểm.

Theo thống kê, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh đã được nâng cao, đáp ứng khoảng 85 - 90% nhu cầu linh kiện cho sản xuất xe máy và 15 - 40% nhu cầu cho ngành ô tô. Điều này cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ trong công tác sản xuất, đồng thời, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

a2-hy.jpg
Sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp TOYOTA Việt Nam tại khu Công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Lạc Hồng

Bên cạnh đó, nhu cầu gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Đây là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành cơ khí tại địa phương, khi Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho các sản phẩm cơ khí.

Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí của tỉnh có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật... Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường công nghiệp hỗ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm chất lượng, phục vụ doanh nghiệp FDI, hướng vào xuất khẩu sản phẩm cơ khí.

Trong một số lĩnh vực trọng yếu, các doanh nghiệp cơ khí của tỉnh có thể làm chủ được công nghệ, sản xuất chế tạo các loại thiết bị cơ khí phục vụ ngành khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất, các thiết bị đồng bộ phục vụ chế tạo các nhà máy công nghiệp... Điển hình như Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam, Công ty TNHH Cơ khí chính xác Ding Hong, Công ty CP Khuôn mẫu TOMOCO Việt Nam.

Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP) là chủ đầu tư Nhà máy Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD. Đây là một trong những mô hình hợp tác thành công đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy tại Việt Nam.

Rào cản từ nguồn cung ứng vật liệu

Bên cạnh những cơ hội, ngành cơ khí tại Hưng Yên vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nổi bật nhất là việc thiếu hụt nguồn cung ứng vật liệu sản xuất. Các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn vật liệu nhập khẩu và gặp nhiều rào cản trong vận chuyển và chi phí. Điều này không chỉ làm gia tăng giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí địa phương.

anh-15.jpg
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Toyota Việt Nam,
tại khu Công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Minh Phương

Một vấn đề đáng lưu ý khác là các doanh nghiệp cơ khí trong tỉnh phần lớn chưa tự chủ được về nguồn vốn. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các tập đoàn lớn nước ngoài, đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận công nghệ và vốn đầu tư; đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy ngành cơ khí phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, cần tăng cường một số giải pháp đồng bộ. Trước hết là có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Việc kết nối doanh nghiệp trong tỉnh với các tập đoàn lớn quốc tế là hết sức cần thiết, giúp họ tiếp cận công nghệ mới và cải tiến quy trình sản xuất.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ từ phía chính quyền cũng rất quan trọng; cần có những chương trình xúc tiến thương mại để doanh nghiệp cơ khí trong tỉnh có thể tiếp cận với nhiều bạn hàng lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này không chỉ giúp gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra động lực cho sự phát triển bền vững của ngành cơ khí.

Được biết, để thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí nói riêng, Hưng Yên đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường, giá, nhà sản xuất… nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí. Cùng với đó, xây dựng những chính sách về vay vốn, thuế… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cơ khí cũng như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ cho ngành này.

Theo định hướng của Hưng Yên, đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành công nghiệp trong nước. Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

Đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo, đến năm 2025, định hướng sản xuất khuôn mẫu, dập, đúc, đồ gá, gia công chính xác, chi tiết máy các loại và linh kiện, thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp đạt sản lượng 500 - 600 nghìn sản phẩm các loại; thép chế tạo đạt khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm các loại. Đối với lĩnh vực thiết bị điện, điện tử, định hướng đến năm 2025, sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch điện tử đạt sản lượng 12 - 15 triệu sản phẩm các loại…

Kinh tế

Cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất. ẢNh: ITN
Kinh tế

Cần nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ cơ khí phát triển

Theo nhận định của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), để phát triền công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành; ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính… Đồng thời giúp doanh nghiệp thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới.

Nhân viên ngân hàng tích cực hướng dẫn khách hàng cập nhật sinh trắc học tại quầy giao dịch
Doanh nghiệp

Vietcombank phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ 1.1.2025, nếu khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học thì sẽ bị tạm ngừng thực hiện các giao dịch trực tuyến như: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền và giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại cây ATM. Để bảo đảm giao dịch thông suốt, Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15.1.2025, để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng ưu đãi để thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính khiến nhà ở vừa túi tiền không nhận được nhiều quan tâm từ các nhà phát triển bất động sản là do biên lợi nhuận thấp hơn so với các phân khúc cao cấp. Do đó, để thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, Nhà nước cần nghiên cứu miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất...

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam

Nhằm cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030; từ năm 2031 - 2035, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.