Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp khai khoáng và cộng đồng dân cư

Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu, chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách khai khoáng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đại sứ quán Australia tổ chức mới đây.

Khung thuế phí đơn giản, cân bằng

Theo Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Mai Thế Toản, Việt Nam có khoảng 50 loại khoáng sản, với khoảng 5.000 mỏ quy mô khác nhau đang hoạt động (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 600 giấy phép, còn lại là do các địa phương cấp). Công nghiệp khai thác mỏ chiếm gần 5% tổng GDP. Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng mỏ vẫn chưa hiệu quả, đã gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua. Nguyên nhân bởi hệ thống pháp luật vẫn có những điểm chưa phù hợp, hệ thống giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ.

Kế thừa các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (gồm 12 Chương, 117 Điều) đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản. Đồng thời, tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại của các nước và phù hợp các điều ước, cam kết quốc tế.

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đánh giá, các công ty khai khoáng thường phải giải quyết nhiều vấn đề rủi ro, nhất là rủi ro trong môi trường pháp lý. Do vậy, để thu hút nhà đầu tư, Việt Nam cần hướng tới môi trường cạnh tranh nhiều hơn, nhất là cạnh tranh liên quan đến khung thuế và phí.

Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với doanh nghiệp khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư -0
Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, Việt Nam hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản công nghệ tiên tiến. Nguồn: Internet

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Đánh giá tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ Năng lượng, mỏ và quy định và An toàn Công nghiệp Tây Úc John Sharman chia sẻ: Tại Tây Úc, Nhà nước sở hữu khoáng sản và dầu khí, tiền cấp quyền khai thác được tính là giá mua không phải thuế. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn trong khoản thu chính quyền tiểu bang, ước tính năm 2022 – 2023 là 11.25 tỷ đô, chiếm 26%; trong đó, phần hoàn trả công bằng cho cộng đồng là 10% đến 12,5% giá trị đầu giếng, đầu mỏ. Tiền cấp quyền khai thác được thiết lập dựa trên 5 nguyên tắc: được thiết kế để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế; doanh thu và hệ thống ổn định; cân bằng giữa nhà sản xuất, cộng đồng và công bằng giữa các thế hệ; quản trị đơn giản; minh bạch.

Báo cáo phân tích thuế suất khoáng sản 2015 (Mineral Royalty Rate Analysis Final Report 2015) cho thấy, các thỏa thuận tiền cấp quyền khai thác ổn định của Tây Úc cùng với hệ thống tiền cấp quyền theo giá trị cung cấp khuôn khổ đơn giản, minh bạch và có thể dự đoán được đã góp phần đưa khu vực này trở thành điểm đến thu hút đầu tư khai thác mỏ, đồng thời mang lại sự gia tăng đáng kể về doanh thu tiền cấp quyền.

Bên cạnh đó, theo Phó Tổng Giám đốc Ernst&Young (Australia) Alex Worner, lĩnh vực sản xuất khoáng sản bao gồm nhiều giai đoạn phát triển với nhiều bên tham gia, đảm nhiệm các vai trò khác nhau, mặt khác còn liên quan đến lợi ích địa phương (cộng đồng, người lao động, chính phủ…) và lợi ích quốc tế (các tập đoàn lớn, thương mại quốc tế...). Vì vậy, đây là lĩnh vực phức tạp, nhiều thách thức trong cả ba giai đoạn gồm: thăm dò, phát triển, sản xuất.

Để giải quyết vấn đề này, ông Alex Worner cho rằng, cần sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, cùng phối hợp, sẵn lòng cùng phát triển và chia sẻ ý tưởng thì những thách thức có thể dễ dàng vượt qua hơn và các bên sẽ thu được lợi ích tối đa từ hoạt động khai thác.

Công khai, minh bạch về thông tin

Về xác định khoáng sản, trữ lượng, chuyên gia địa chất James Knowles cho biết: tại Australia, các công ty báo cáo về việc phát hiện mỏ khoáng sản hoặc phát triển các kế hoạch khai thác trên Sở giao dịch chứng khoán Australia (ASX) phải báo cáo theo các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc JORC. Bộ quy tắc này cung cấp một hệ thống bắt buộc để phân loại tài nguyên khoáng sản và trữ lượng quặng theo mức độ tin cậy về kiến thức địa chất và các cân nhắc kỹ thuật và kinh tế trong báo cáo công khai nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tiềm năng và tư vấn. Theo Bộ quy tắc JORC, sau khi được chứng minh có khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật sẽ có các nghiên cứu sâu hơn để hỗ trợ quyết định đầu tư cuối cùng, như nghiên cứu môi trường, cơ sở hạ tầng, xã hội...

Cho biết thêm về điều này, bà Lynn Olssen, Cố vấn Trưởng Đảm bảo kỹ thuật kiến thức Orebody, Rio Tinto nhấn mạnh: Các đặc điểm của tài nguyên khoáng sản về phân cấp, khoáng vật học… có thể tác động đáng kể đến giá cổ phiếu của công ty khai khoáng. Do đó, yêu cầu báo cáo công khai về tài nguyên khoáng sản này là bắt buộc ở hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán và được quản lý chặt chẽ để tránh thao túng giá cổ phiếu. Người ký vào tất cả các báo cáo công khai về kết quả thăm dò, trữ lượng quặng và tài nguyên khoáng sản là chuyên gia trong ngành khoáng sản, thành viên của một tổ chức nghề nghiệp được công nhận tuân theo quy tắc đạo đức và kỷ luật và tối thiểu phải có 5 năm kinh nghiệm liên quan.

Theo chuyên gia tư vấn Ron Smint (Công ty Adam Smith International), Nhà nước sẽ duy trì hệ thống địa chính quyền khai thác khoáng sản, đây là một hệ thống đăng ký dựa trên bản đồ ghi lại sở hữu các quyền đối với phần nào trên bản đồ cùng với các chi tiết của chủ sở hữu quyền và giấy phép (thời hạn, ngày hết hạn, loại khoáng sản,…). Dẫn chứng điều này, ông Ron Smint chỉ ra các khu vực có giấy phép thăm dò, khai thác, đá quý trên Cổng thông tin bản đồ địa chính khai thác mỏ Zambia.

Chuyên gia tư vấn Công ty Adam Smith International nhấn mạnh: hệ thống địa chính quyền khai thác khoáng sản cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp đơn xin cấp quyền khai thác khoáng sản, để bảo đảm rằng tất cả những người nộp đơn được đối xử công bằng, phù hợp với pháp luật và để tránh nộp đơn đăng ký khu vực không khả dụng vì lý do an ninh hoặc do quyền sở hữu hiện tại, đang có hồ sơ xin cấp.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.