Hải Dương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW

Với việc kịp thời cụ thể hóa Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và sự chủ động lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các Chương trình mục tiêu quốc gia, 9 năm qua nguồn vốn ưu đãi cho vay trên địa bàn tỉnh Hải Dương không ngừng tăng trưởng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đó là nhận định chung trong buổi làm việc giữa Bí thư Đảng ủy NHCSXHTW, Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cùng Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương vào chiều ngày 11.12 về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10.6.2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.1.2022 của Chính phủ.

Hải Dương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW -0
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu

Động lực giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân, kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương cho biết, sau 9 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thật sự đi vào cuộc sống, có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Hải Dương đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nhận thức trong việc triển khai tín dụng chính sách, quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động NHCSXH.

Nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương các cấp chuyển sang NHCSXH để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thời gian qua đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Nhất là trong năm 2023, tổng số nguồn vốn địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay đạt 138 tỷ đồng, tăng 109% so với năm 2022, nâng tỷ trọng vốn địa phương trên tổng nguồn vốn từ 3,7% lên 5,6%, đạt 267 tỷ đồng, từ đó đưa tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 30.11.2023 đạt 4.765 tỷ đồng, tăng 2.381 tỷ đồng (tăng 2 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW (Ước thực hiện đến 31.12.2023 đạt 4.880 tỷ đồng).

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.

Hải Dương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW -0
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng phát biểu

Tổng doanh số cho vay kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay đạt 9.946 tỷ đồng với 276.137 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Tổng dư nợ đạt 4.654 tỷ đồng, tăng 2.309 tỷ đồng (tăng 2 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó dư nợ cho vay 4 chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 591,4 tỷ đồng. Ước tổng dư nợ đến 31.12.2023 là 4.767 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 662,6 tỷ đồng.

Nợ quá hạn và nợ khoanh là 3,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,07% tổng dư nợ. Hiện tại tỉnh Hải Dương có huyện Cẩm Giàng và Nam Sách là địa phương không có nợ quá hạn. Có 173/235 xã, phường không có nợ quá hạn.

Riêng 4 chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đến ngày 30.11.2023 tổng dư nợ đạt 591,4 tỷ đồng, tăng 346,1 tỷ đồng so với đầu năm (+141%), trong đó cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 358,6 tỷ đồng, tăng 124,2%; cho vay nhà ở xã hội 222 tỷ đồng, tăng 192,4%. Ước tổng dư nợ cho vay các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đến 31.12.2023 là 662,6 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ giao.

Vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn. Qua đó, đã góp phần giúp 106.694 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 46.215 lao động; giúp 118.518 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 458.138 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; 3.788 căn nhà (trong đó 2.878 căn nhà ở cho hộ nghèo, 910 căn nhà ở xã hội), cho vay 6.801 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thực hiện giải ngân cho 13 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 1.011 người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế quan trọng

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng nhấn mạnh thời gian tới, Hải Dương tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Hải Dương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân báo cáo tại buổi làm việc

Để phát huy vai trò của kênh dẫn vốn này, Hải Dương sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của NHCSXH trên địa bàn; tăng cường nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Trong đó, hằng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn qua chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tối thiểu là 30% tăng trưởng tín dụng chung của NHCSXH. Phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm trên 15%/tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cũng đề nghị NHCSXH và cá nhân Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng quan tâm, phân bổ nguồn vốn tăng trưởng hằng năm cho chi nhánh NHCSXH tỉnh từ 10% trở lên, nhất là nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và nhà ở xã hội. Làm việc với các Ban, Bộ ngành Trung ương nghiên cứu, báo cáo, trình Chính phủ xem xét nâng mức cho vay tối đa chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên tối thiểu 25 triệu đồng/công trình; bổ sung đối tượng cho vay là hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh; hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,...

Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, đóng góp to lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ngành liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay chính sách của tỉnh trong những năm qua, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả kênh tín dụng mà Chính phủ dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Hải Dương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW -0
Toàn cảnh buổi làm việc

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc NHCSXH cũng thắng thắn chỉ ra nguồn vốn ủy thác của địa phương thông qua NHCSXH còn thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc.

Trong bối cảnh Hải Dương đang cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị Tỉnh ủy Hải Dương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện đối với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội, trọng tâm tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội theo Kế hoạch số 3031/KH-UBND của UBND tỉnh Hải Dương về triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, năm 2024 đề nghị bổ sung khoảng 150 tỷ đồng (tăng 56,4% so với năm 2023) chuyển sang chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn.

Đồng thời cần hoàn thiện việc xây dựng Đề án cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2030; rà soát nhu cầu vay vốn của người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục cân đối, bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để cho vay; chỉ đạo các Sở ngành liên quan rà soát các Quỹ ngoài ngân sách để ủy thác sang NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cũng ghi nhận những đề nghị của Hải Dương và cho biết, tới đây NHCSXH sẽ quan tâm hơn nữa về nguồn vốn bổ sung cho Hải Dương để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Những kiến nghị của Hải Dương, NHCSXH sẽ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng xã hội quốc gia.

Kinh tế

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

"Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm
Doanh nghiệp

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm.