Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Không ngừng đổi mới, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của cử tri

Cùng với tinh thần quyết tâm của Quốc hội, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để lại nhiều tin yêu, kỳ vọng trong lòng cử tri, Nhân dân. Nhân dịp năm mới và kỷ niệm 79 năm ngày Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2025), Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ về những kết quả nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh sau một năm nhiều nỗ lực, đổi mới.

Sâu sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với cử tri

- Thưa đại biểu, năm 2024 tiếp tục là năm ghi dấu nhiều kết quả nổi bật, toàn diện của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh với sự đổi mới, quyết tâm cao, góp phần củng cố vững chắc niềm tin, kỳ vọng trong lòng cử tri và Nhân dân toàn tỉnh?

- Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thử thách lớn hơn cơ hội, nhất là cơn bão số 3 (bão Yagi) lịch sử để lại nhiều mất mát, đau thương. Mặc dù vậy, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, thực tiễn địa phương và chủ đề công tác năm “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, toàn tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy ý chí tự lực, tự cường, kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững được sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu đề ra tại Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà

Góp phần vào kết quả chung ấy, Đoàn ĐBQH tỉnh trong năm 2024 cũng ghi dấu ấn nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động. Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia tích cực tại 5 kỳ họp của Quốc hội diễn ra trong năm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các ĐBQH đã tham gia 74 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ và Hội trường các kỳ họp; nhiều ý kiến đã được Quốc hội tiếp thu, sửa đổi, bổ sung trong các dự thảo Luật. Đoàn ĐBQH tỉnh cũng hoàn thành 5 chương trình giám sát chuyên đề (3 cuộc giám sát chuyên đề tối cao của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoàn thành 2 chương trình giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH tỉnh). Thông qua giám sát, Đoàn đã tổng hợp nhiều kiến nghị thiết thực gửi Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh xử lý, giải quyết.

Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 58 cuộc TXCT (3 cuộc TXCT chuyên đề và 55 cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ) tại 13/13 địa phương với 8.890 cử tri tham dự, ghi nhận 212 lượt cử tri phát biểu với 103 kiến nghị. Đến nay, đã có 66/103 kiến nghị được giải quyết, trả lời; còn lại 37 kiến nghị cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đang trong thời hạn các cơ quan chức năng xem xét, trả lời, giải quyết; tiếp nhận mới và theo dõi 403 đơn, đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã có văn bản thông tin giải quyết xong: 123 vụ việc, tiếp tục theo dõi 45 vụ việc đang trong quá trình giải quyết theo quy định…

- Trong những kết nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh đã đạt được, đâu là điều khiến cá nhân bà ấn tượng hơn cả?

- Những kết quả Đoàn ĐBQH tỉnh đã đạt được trong năm 2024 khẳng định tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu. Các ý kiến tham góp của ĐBQH tỉnh tại các diễn đàn Quốc hội thể hiện sự đào sâu nghiên cứu, đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp thiết thực, xuất phát từ thực tiễn sinh động của Quảng Ninh và những nội dung kiến nghị của cử tri, Nhân dân. Những ý kiến đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh đã cùng Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn; ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần khơi thông các nguồn lực, động lực, sẵn sàng “thế và lực” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Một điều nữa tôi cảm thấy tâm đắc trong hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh, chính là sự quyết tâm, cách làm hiệu quả để nhanh chóng đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống. Thực tiễn chứng minh việc đưa các chính sách vào cuộc sống và phát huy hiệu quả luôn là thách thức lớn. Mặc dù vậy, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo, phối hợp kịp thời, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì phối hợp với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thống nhất Chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 đến hết năm 2026. Quảng Ninh đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai nội dung này. Qua đó, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, phổ biến tuyên truyền, kịp thời đưa các Luật, Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: T. Nguyên
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: T. Nguyên

Nỗ lực hoàn thành chương trình hành động và cam kết của người đại biểu

- Trong năm 2025, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nào để tiếp tục là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và góp phần tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới của địa phương, của đất nước?

- 2025 là năm sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ các Kỳ họp Quốc hội; triển khai hoạt động giám sát, khảo sát theo chương trình giám sát của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH tỉnh; tham gia xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tiếp tục đổi mới hình thức TXCT phù hợp để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri, Nhân dân… Cùng với đó, thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kịp thời chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Đặc biệt, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tập trung chuẩn bị và triển khai các hoạt động chào mừng Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026). Cùng với đó, tiếp tục triển khai các hoạt động xã hội, đối ngoại; chú trọng, đổi mới hoạt động tuyên truyền về hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh và những vấn đề cử tri quan tâm; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua để cử tri và nhân dân kịp thời nắm bắt, góp phần khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh.

- Từ góc độ của người đại biểu dân cử, bà có mong muốn hay chia sẻ gì tới cử tri, Nhân dân toàn tỉnh trong năm mới 2025 này?

- Theo tôi, năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với trách nhiệm của mình, mỗi đại biểu dân cử phải nêu cao trách nhiệm, chủ động rà soát những việc đã làm được, chưa làm được để hoàn thành chương trình hành động, cam kết trước cử tri, Nhân dân. Đặc biệt, hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, tôi tin tưởng rằng, với niềm vinh dự và tự hào của Người Đại biểu nhân dân, bằng sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm của mỗi ĐBQH, sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các ĐBQH tỉnh đã và sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân… tiếp tục toàn tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cử tri, Nhân dân giao phó.

- Xin cảm ơn bà!

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar.