Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, thực thi quyền trẻ em

Năm 2024, các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn về công tác trẻ em.

Hành vi xâm hại trẻ em ngày càng phức tạp

Ghi nhận về thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Các hành vi xâm hại trẻ em xảy ra trong cộng đồng, nhà trường và trong chính gia đình có tính chất phức tạp, nghiêm trọng.

Các kiểu bạo lực, xâm hại trẻ em thường bắt gặp chủ yếu bạo lực về mặt thể chất; bạo lực về mặt xã hội, bạo lực tinh thần; bạo lực tình dục; bạo hành trẻ em trên không gian mạng với nước có mức độ sử dụng Internet cao như ở Việt Nam. Trên không gian mạng trẻ em có thể bắt gặp những thông tin xấu, độc, bị kẻ xấu tung hình ảnh xâm hại đời tư, hay là bị tiếp cận, làm quen bằng những tin nhắn gạ gẫm, ép buộc, đe dọa.

Theo các chuyên gia, một trong số nguyên nhân chính là do sự thiếu quan tâm, thậm chí buông lỏng của gia đình trong việc quản lý, giáo dục. Việc cho trẻ sử dụng điện thoại, tiếp cận internet sớm đã làm cho con tiếp cận gần hơn các nội dung độc hại, tiêu cực trên môi trường mạng. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục, thực thi quyền trẻ em cần được tăng cường trong giai đoạn hiện nay.

z5525716504700-48d95973b5e31aab435936a34c5cd53b-1.jpg
Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội và thiếu nhi nòng cốt. Ảnh: PV

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo đơn vị tổ chức 38 lớp truyền thông về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, tại nạn thương tích cho 14.500 học sinh tại các trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024” cho tất cả đối tượng học sinh tiểu học, THCS, THPT và lựa chọn 15 sản phẩm dự thi cấp quốc gia.

Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng 5 chuyên đề phát thanh phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em; hướng dẫn các biện pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng... gửi phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở, hệ thống truyền thanh cơ sở cấp xã đã thực hiện 30 lượt, tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em, các kỹ năng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ tổn hại cho trẻ em.

Về phía Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, đơn vị đã tổ chức 10 sự kiện truyền thông tại trường học và cộng đồng, trong đó 9 cuộc truyền thông, 1 phiên tòa giả định về nội dung phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn cho 5.550 cán bộ, hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên tham gia.

Đồng thời, các huyện, thành phố, thị xã đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tiêu biểu, như huyện Kỳ Anh tổ chức 39 chương trình tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông; phòng chống ma túy; phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, bạo lực học đường, tuyên truyền và ký cam kết về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Thành phố Hà Tĩnh tổ chức 18 buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, sinh hoạt các câu lạc bộ, 19 buổi sinh hoạt, tuyên truyền tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước, phòng chống bạo lực, phòng chống xâm hại, tuyên truyền Luật Trẻ em... cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ. Đồng thời, tổ chức phát thanh 1.180 chương trình phát thanh, truyền hình, phát thanh măng non tại các thôn, xóm, tổ dân phố.

Tăng cường phối hợp, tổ chức hoạt động tập huấn

Với việc triển khai hàng loạt hoạt động tuyên truyền, Hà Tĩnh đã từng bước nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Điển hình, như lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp tỉnh năm 2024 do UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tại Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực trẻ em”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đã đề nghị các cấp, ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó có việc đẩy mạnh và đa dạng các hình thức tuyên truyền về lĩnh vực trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho cộng đồng và gia đình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, vi phạm quyền trẻ em.

z5525716242854-b8ab5f66906181d951275170ad5ed643-1.jpg
Các em được giải quyết những tình huống cụ thể, hướng dẫn biện pháp phòng tránh xâm hại qua các buổi tập huấn. Ảnh: PV

Mới đây, Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thạch Hà đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trên địa bàn. Tham gia tập huấn, hơn 200 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trên địa bàn huyện Thạch Hà đã được truyền tải nội dung chuyên đề phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em.

Tại buổi tập huấn, giảng viên đã chia sẻ những tình huống từ thực tiễn, cung cấp các kiến thức bổ ích, kỹ năng cần thiết để các cán bộ, nhân viên, cộng tác viên xã hội tìm ra cách giải quyết, xử lý khi trẻ em có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng phát huy vai trò trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội khi tham gia trợ giúp, giải quyết tình huống nhằm giảm thiểu tối đa số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em ngay tại địa phương.

Tiếp nối chuỗi hoạt động, thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em của chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tập huấn cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em.

Xã hội

Suntory PepsiCo Việt Nam đã trao tặng máy lọc nước cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: CLN
Đời sống

Tổng kết chương trình “Bảo tồn nguồn nước – vì một Việt Nam xanh”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Suntory PepsiCo Việt Nam vừa tổ chức Lễ tổng kết chương trình “Bảo tồn nguồn nước - vì một Việt Nam xanh”- trồng rừng hướng đến bảo tồn nguồn nước, hấp thụ carbon và cải thiện sinh kế. Chương trình ghi nhận nhiều kết quả khả quan trong năm đầu triển khai mô hình tại 3 tỉnh trên cả nước.

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng
Đời sống

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng

"Tiếp tục củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của Nhân dân đối với công tác tín dụng chính sách... góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới!" - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mộc Châu, Sơn La PHẠM VIỆT HẢI chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...