Việc trợ giúp trẻ em bị xâm hại vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sự an toàn thể chất mà còn giúp trẻ hồi phục về mặt tâm lý và tinh thần. Tuy nhiên, theo số liệu Bộ Công an, tình hình trẻ em bị xâm hại còn diễn biến phức tạp, năm 2023, toàn quốc xảy ra 2.498 vụ xâm hại trẻ em (tăng 9,2% so với năm 2022), đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em chiếm 82%.
Ngày 8.10, Cục Trẻ em phối hợp với Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá (đơn vị Vận động Chính sách y tế toàn cầu) Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam cho phóng viên, báo chí.
Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của trẻ em, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La luôn chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời, xử lý nghiêm các vụ, việc xâm hại trẻ em, qua đó nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của quần chúng Nhân dân.
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 2023, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg; Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Campaign For Tobacco-Free Kids, Hoa Kỳ tổ chức sự kiện Ngày hội gia đình phòng, chống đuối nước từ ngày 22 – 23.7 năm 2023 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Theo báo cáo của Cục Trẻ em, 5 năm qua tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tử vong do đuối nước ở trẻ em đã giảm, trung bình giảm 3 - 5%/năm. Tuy vậy mỗi năm vẫn có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước.