Hà Tĩnh: Chính quyền làm việc thiếu trách nhiệm, dự án gần 11 tỷ đồng bế tắc phơi sương gió

Mặc dù giải phóng mặt bằng chưa xong nhưng đã cho doanh nghiệp đưa máy móc ồ ạt vào thi công khiến người dân bị ảnh hưởng phản ứng dẫn đến dự án gần 11 tỷ đồng bị rơi vào bế tắc.

Theo tìm hiểu của PV Báo Đại biểu Nhân dân, dự án đường giao thông liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn đi qua hai xã Ngọc Sơn và Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 1,1km do UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng do địa phương hưởng lợi tự tổ chức thực hiện.

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Hạng mục cầu đi vào phần đất của gia đình bà Lý nhưng chưa được sự đồng ý hiến đất khiến dự án rơi vào bế tắc suốt hơn 1 năm.

Trên địa bàn xã Ngọc Sơn, dự án triển khai ảnh hưởng tới 8 hộ dân thuộc hai thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn). Dự án này không có phần kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Công trình do Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Tân Bình - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 468 thi công. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 24.8.2021 và sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 6.2022. Tuy nhiên, công trình đang phải tạm dừng thi công hơn năm nay do vướng mặt bằng.

Có mặt tại xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), chúng tôi ghi nhận tại vị trí giáp ranh giữa thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn) thuộc Dự án đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn, dù hạng mục mố cầu cơ bản hoàn thành, nhưng chưa bắc dầm cầu và bỏ hoang dang dở, khiến tuyến đường bị cụt ngủn. Các ô tô khi đến đây đều phải quay đầu trở lại; còn người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy có thể qua lại bằng đoạn đường đất nhỏ phía dưới nách mố cầu. Khu vực chân mố cầu cỏ dại mọc um tùm, nhếch nhác, sắt thép không được che đậy; cách mố cầu khoảng 20m, nhiều dầm bê tông lớn cùng sắt thép ngổn ngang phơi dưới nắng mưa, có dấu hiệu hoen rỉ…

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Dự án bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân.

Ông Phạm Ngọc Hà, trưởng thôn Nam Sơn cho biết, nguyên nhân khiến dự án dang dở là do trong quá trình thi công, mố và lề cầu dịch vào đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình bà Phan Thị Lý. Phía gia đình yêu cầu phải đền bù đất theo giá cả thị trường hoặc cấp một khu vực đất khác tương ứng. Tuy nhiên, quá trình làm việc giữa chính quyền và gia đình bà Lý không có kết quả.

Bà Phan Thị Lý (56 tuổi, ở thôn Nam Sơn) cho biết, gia đình có 1.385m2 đất đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ. Khoảng tháng 9.2021, đơn vị thi công bất ngờ đưa máy móc đến đây tự ý đào xới đất, cây trồng ăn quả lâu năm để làm cầu nhưng chưa được sự đồng ý của gia đình.

“Dự án tự ý thi công lấn vào đất của gia đình tôi hàng trăm mét vuông. Lúc họ về đổ bê tông mố cầu, gia đình đã yêu cầu tạm dừng để giải quyết nhưng không được nên gia đình phải nghỉ mọi công việc hàng ngày để ở nhà túc trực, phản đối không cho họ thi công vào phần đất của mình. Khoảng từ tháng 12.2021 đến nay, đã ngừng hẳn việc thi công cầu và bỏ hoang dang dở”, bà Lý nói.

Theo bà Lý, nguyện vọng của gia đình là đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng. Trong đó, nếu vẫn tiếp tục thi công cầu để hoàn thiện tuyến đường cho dân đi lại thuận tiện thì phải đổi miếng đất khác tương ứng cho gia đình hoặc trả tiền từng mét vuông đất theo giá cả thị trường. Nếu không đồng ý thì đề nghị dịch chuyển cầu ra phía ngoài đường để trả đất về nguyên trạng ban đầu cho gia đình.

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Dầm cầu nằm phơi nắng phơi sương vì dự án chưa thể tiếp tục triển khai.

Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà, cho biết, theo tiến độ dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022 nhưng do vướng đất của hộ gia đình bà Lý ở thôn Nam Sơn. Dự án do huyện làm chủ đầu tư nhưng đã giao trách nhiệm cho 2 xã Lưu Vĩnh Sơn và Ngọc Sơn giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

“Phần thuộc địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn đã bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công, nên quá trình thi công không có vướng mắc gì. Còn phía xã Ngọc Sơn, hiện còn hộ bà Phan Thị Lý, có đất bị dự án đi qua vẫn chưa đồng ý. Việc này, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm vận động, bởi vì trước khi thực hiện dự án này, xã đã cam kết tự vận động giải phóng mặt bằng”, lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà nói.

Liên quan đến vấn đề khi người dân chưa đồng thuận hiến đất nhưng đã cho doanh nghiệp thi công, phía Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà thừa nhận, đây là lỗi của địa phương khi làm hồ sơ không kỹ càng. Chính quyền làm việc chưa bài bản.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.