Hà Nội: Thực hiện tổng vệ sinh môi trường tại các địa phương sau lũ

Sau khi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội có lệnh rút báo động lũ, chính quyền và người dân tại một số địa phương đã chủ động thực hiện tổng vệ sinh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh và dần ổn định đời sống cho bà con.

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho biết, trong những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 đã gây ra mưa to và rất to kéo dài. Một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bị ngập úng như: Thôn Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai, xã Thủy Xuân Tiên, xã Tân Tiến, xã Nam Phương Tiến…

Để chủ động ứng phó với thiên tai, bão lụt và phòng chống dịch bệnh, UBND huyện Chương Mỹ đã yêu cầu các phòng, ngành và UBND các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ.

Hà Nội: Thực hiện tổng vệ sinh môi trường tại các địa phương sau lũ -0
Các lực lượng và phương tiện đi thu gom rác sau mưa lũ. Ảnh: P.N

Trong đó, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế của huyện chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ngập úng do ảnh hưởng của thiên tai; sẵn sàng chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra. Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ. Thực hiện giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, ngập úng như các bệnh: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết.

Bảo đảm nguồn nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của ngập úng.

Phòng Kinh tế đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong khu vực bị ngập nước triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi. Đồng thời tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý sát trùng; tiêu độc vùng chăn nuôi bị ngập nước; tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh, ngăn chặn các loại dịch bệnh có thể lây từ động vật sang người.

Đối với các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… Bên cạnh đó, chỉ đạo các Trạm Y tế hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt tại các khu vực ngập nước, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

Triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lũ, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Cùng với việc tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, huyện sẽ triển khai phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống của nhân dân. Đối với vùng ngập sau khi rút cạn nước sẽ trồng rau và cây vụ đông sớm (như dưa chuột, cà chua, rau các loại); kiểm soát, hướng dẫn xử lý dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi.

Hà Nội: Thực hiện tổng vệ sinh môi trường tại các địa phương sau lũ -0
Tiến hành rắc vôi bột để tránh các dịch bệnh truyền nhiễm. Ảnh: T.T

Chủ động triển khai phương án hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men và thiết bị y tế. Đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân. Không để tình trạng người dân không có nước uống, sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quốc Oai cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và rìa Bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao đã khiến huyện Quốc Oai xảy ra mưa lớn, gâp ngập úng làm rác thải trôi nổi, dạt về gây mất vệ sinh môi trường; ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường cho khu vực bị ngập lụt được kịp thời, với phương châm "nước rút đến đâu tổ chức vứt rác, dọn vệ sinh đến đó", ngày 1.8, UBND huyện Quốc Oai đã tổ chức tổng vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão trên địa bàn huyện. Đợt tổng vệ sinh lần này sẽ kéo dài đến hết ngày 10.8.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.