Hà Nội: Quy hoạch giáo dục Thủ đô cần đánh giá đúng thực trạng hiện nay

Ngày 4.8, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức Toạ đàm, lấy ý kiến về phương án phát triển của giáo dục và nguyên tắc, cách thức tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2012-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tọa đàm do Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chủ trì buổi làm việc.

Quy hoạch giáo dục Thủ đô là mảng khó, lớn và quan trọng vì mục tiêu lập Quy hoạch Thủ đô đã xác định Hà Nội phát triển theo hướng văn hiến - văn minh - hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. 

Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, vị thế của quy hoạch giáo dục trong Quy hoạch Thủ đô phải xứng tầm với vai trò, vị thế của giáo dục Thủ đô không chỉ phát triển cho riêng mình mà phải trở thành hình mẫu cho cả nước và mang tầm quốc tế bởi Hà Nội trong tương lai sẽ là thành phố kết nối toàn cầu.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, những công dân Hà Nội, sản phẩm của nền giáo dục Thủ đô, sẽ là những nhân tố tạo ra sự kết nối ấy. Ngoài ra, quy hoạch giáo dục còn tạo ra nguồn lực cho phát triển bởi thực tế các nguồn lực đầu tư cho giáo dục hiện nay luôn thấp hơn nhu cầu thực tế.

Phát biểu tại tọa đàm, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nêu khái quát các công việc đã triển khai liên quan đến lập Quy hoạch Thủ đô theo nhiệm vụ được phân công của đơn vị, đồng thời đề xuất những nội dung lớn cần quan tâm, tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã nêu một số khó khăn, hạn chế và áp lực ngành đang gặp phải, đặc biệt là tình trạng thiếu trường, thiếu lớp cục bộ tại một số quận, huyện, thị xã có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc những nơi không còn quỹ đất để mở rộng, đặc biệt tại 4 quận nội đô. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, hiện đứng thứ 16/63 tỉnh, thành, đứng thứ 9/11 tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng…

Trong khuân khổ toạ đàm, các chuyên gia về giáo dục, quy hoạch đã tập trung nêu các giải pháp, kiến nghị để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà Sở GD-ĐT đề cập.

Cụ thể, nhấn mạnh quy hoạch giáo dục Hà Nội trong giai đoạn tới cần đặt trong bối cảnh mới của phát triển Thủ đô, đặc biệt sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi hoàn toàn bộ cấu trúc, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục.

GS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  cho rằng, để xây dựng quy hoạch giáo dục Thủ đô Hà Nội cần đánh giá đúng thực trạng hiện nay, nhưng không phải đánh giá thành tích bởi nếu so với nhu cầu phát triển của đất nước thì khoảng cách còn rất xa.

Hà Nội: Lấy ý kiến về Quy hoạch giáo dục thủ đô giai đoạn 2012-2030, tầm nhìn 2050 -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chủ trì toạ đàm Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2012-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh:Sở GD-ĐT HN)

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục trong Quy hoạch Thủ đô bởi đây được xác định là quốc sách hàng đầu. Việc đồng thời xây dựng, bổ sung và sửa đổi các quy hoạch lớn và Luật Thủ đô là cơ hội quý giá để tạo bước đột phá cho giáo dục Thủ đô phát triển đúng tầm, đúng vị thế trong giai đoạn tới.

Nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, các đơn vị tư vấn cùng các sở, ngành cần bám sát, chắt lọc, tiếp thu các định hướng phát triển về giáo dục, làm cơ sở định vị không gian phát triển, đưa ra được tầm nhìn, khát vọng tương lai của ngành.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải khẳng định công tác đánh giá thực trạng ngành Giáo dục Thủ đô hiện nay, phải được thực hiện trung thực, thẳng thắn, khách quan, khoa học và sáng tạo. Toàn bộ số liệu phải được cập nhật đến năm 2022 và có so sánh với Thủ đô một quốc gia có nền giáo dục tương đồng để đặt mục tiêu hướng đến, xây dựng kế hoạch thực hiện. Các kịch bản phát triển đưa ra cần đánh giá hiệu quả cụ thể, tránh nêu chung chung, thiếu những phân tích xác đáng, thuyết phục...

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.