Hà Nội: Dừng hỗ trợ học phí, tiền đóng học của học sinh sẽ tăng gấp đôi

Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến trình HĐND thành phố nghị quyết quy định mức thu học phí mới từ năm học 2023-2024. Tiền thực đóng của phụ huynh ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập sẽ tăng gấp đôi.

Đề xuất học phí bằng mức sàn theo quy định của Chính phủ

Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, mức thu học phí được xây dựng căn cứ theo quy định Nghị định 81/2021/NĐ-CP và các điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. 

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mức sàn học phí của học sinh các cấp học là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức trần học phí của học sinh mầm non, tiểu học là 540.000 đồng/học sinh/tháng. Mức trần học phí của học sinh THCS, THPT là 650.000 đồng/học sinh/tháng. 

Theo Dự thảo Nghị quyết về học phí năm học 2023-2024 của Hà Nội công bố ngày 15.5, thành phố đề xuất mức thu học phí tất cả học sinh các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công tập trên địa bàn phường, thị trấn.

Đối với học sinh vùng nông thôn mức sàn thu học phí là 100.000-200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số mức sàn học phí là 50.000-100.000 đồng. 

Dự kiến mức thu học phí của thành phố Hà Nội từ năm học 2023-2024 (đơn vị: đồng/học sinh/tháng) như sau:

Vùng

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Thành thị (Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn phường, thị trấn)

300.000

300.000

300.000

300.000

Nông thôn (Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập cấp xã, trừ xã miền núi)

100.000

100.000

100.000

200.000

Dân tộc thiểu số và miền núi (Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập các xã miền núi)

50.000

50.000

50.000

100.000

Mức thu này bằng khung học phí mà Hà Nội áp dụng năm 2022. 

Tuy nhiên, thời điểm đó, đánh giá đời sống người dân còn khó khăn sau hai năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Hà Nội đã chi ngân sách khoảng 1.133 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch và hỗ trợ 50% học phí. Do đó, số tiền thực đóng của phụ huynh năm học 2022-2023 không tăng so với trước.

Với việc Hà Nội dự kiến giữ khung học phí và không tiếp tục chính sách hỗ trợ (trừ bậc tiểu học), trong năm học tới, phụ huynh sẽ phải đóng nhiều tiền hơn.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng công bố dự thảo về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao, không thay đổi so với năm ngoái.

Dựa vào mức trần và điều kiện của trường, của địa phương, các trường tự xây dựng mức học phí cụ thể.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 20 trường chất lượng cao từ mầm non tới phổ thông. Những trường này có quy định riêng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sĩ số lớp 30-35 học sinh và phải tự đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...).

Mức trần học phí với trường chất lượng cao như sau (đơn vị: đồng/học sinh/tháng):

TT Trường công lập chất lượng cao Mức trần học phí năm học 2023-2024
1 Mầm non 5.100.000
2 Tiểu học 5.900.000
3 THCS 5.300.000
4 THPT 6.100.000

Nếu học trực tuyến, các trường thu 75% mức học phí theo mức đã ban hành. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức học nào trên 14 ngày thì thu học phí theo hình thức đó.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ với các đối tượng khó khăn

Năm học 2023-2024, thành phố Hà Nội tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Cụ thể, các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh khuyết tật và các đối tượng chính sách khác được hưởng chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Ước tính, tổng số trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2023-2024 là 16.623 học sinh. 

Tổng kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu học phí đề xuất dự kiến khoảng 16,6 tỷ đồng.

Riêng với chính sách hỗ trợ 50% học phí cho học sinh tất cả các cấp học gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19, UBND TP Hà Nội dự kiến đề xuất với HĐND TP tạm ngừng từ năm học tới.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.