Hà Nội: Chủ động các phương án ứng phó bão số 1

Dự báo hôm nay, 18.7, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6, bắt đầu đợt mưa lớn trên diện rộng. Các đơn vị, địa phương của Hà Nội đã hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai có thể xảy ra.

Không để ngập úng cục bộ 

Trong trường hợp xảy ra mưa lớn diện rộng có lượng mưa từ 50 - 100 mm/2 giờ có khả năng gây ra úng ngập, Công ty TNHH MTV Thoát nước tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện bảo đảm quân số ứng trực 24/24 giờ và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với các điểm dự kiến úng ngập theo kế hoạch thoát nước mùa mưa.

Hà Nội cũng đang triển khai các biện pháp công trình, phi công trình để giải quyết các điểm ngập úng cục bộ trong trường hợp bão số 1 gây mưa lớn kéo dài. Các phương án tương ứng với kịch bản lượng mưa 50 - 70mm/giờ và trên 100mm/giờ đã được xây dựng ứng với từng điểm có nguy cơ ngập úng cục bộ.

Hà Nội: Chủ động các phương án ứng phó bão số 1 -0
Hà Nội đang triển khai các biện pháp công trình, phi công trình để giải quyết các điểm ngập úng cục bộ trong trường bão số 1 gây mưa lớn kéo dài. Ảnh: ITN

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội Phạm Quang Đông cho biết, ngay sau cuộc họp ứng phó bão số 1 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã tổ chức hai đoàn kiểm tra, rà soát tình hình chuẩn bị ứng phó tại 2 công trình trọng điểm tiêu úng là Trạm bơm Yên Nghĩa và Trạm bơm Yên Sở.

Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát những khu dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; kiểm tra các trọng điểm, xung yếu về đê điều, hồ đập, các công trình thủy lợi, tiêu thoát nước...

“Từ 7 giờ ngày 17.7, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội triển khai chế độ ứng trực bão, huy động 200 xe, máy, thiết bị sẵn sàng nạo vét, tua vớt rác, duy trì thường xuyên hệ thống cống rãnh, hạ mực nước đệm trên các sông, hồ điều hòa ở mức khống chế sẵn sàng đón các trận mưa lớn...”, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh cho biết.

Chủ động ứng phó các tình huống thiên tai

Đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội cho biết, 30/30 quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành của thành phố đã hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói chung; có thể áp dụng vào thực tiễn để ứng phó những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cơn bão số 1.

Các công ty thủy lợi của thành phố hoàn thành công tác kiểm tra hiện trạng công trình, sẵn sàng vận hành 340 trạm bơm tiêu với tổng công suất khoảng 4 triệu mét khối trên giờ, ứng phó các trận mưa có cường độ hơn 300mm trong 3 ngày; mở các cống tiêu tự chảy, linh hoạt tiêu nước đệm nội đồng...

Hà Nội: Chủ động các phương án ứng phó bão số 1 -0
TP. Hà Nội chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ" để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống. Ảnh: ITN

Đại diện Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy cho biết, Công ty đã chỉ đạo các xí nghiệp tập trung tiêu nước đệm tại các tiểu vùng có hệ số năng lực tiêu thấp, các vùng đang triển khai dự án đầu tư xây dựng trạm bơm tiêu, các vùng chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang... Các xí nghiệp đã huy động 100% quân số thường trực tại các trọng điểm tiêu úng, công trình có nguy cơ mất an toàn để sẵn sàng vận hành công trình, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, kịp thời xử lý sự cố.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội để chủ động trước ảnh hưởng của cơn bão số 1, Hà Nội đã lên phương án phòng, chống thiên tai trong công tác phòng, chống úng ngập nội thành; phòng, chống cây đổ, cành gãy trên các tuyến đường đô thị; ưu tiên xử lý các trường hợp cây đổ gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân; ưu tiên xử lý, giải quyết các trường hợp cây đổ ra đường gây cản trở giao thông.

Đối với công tác khắc phục hậu quả (nếu có) trong bão số 1, TP. Hà Nội đã phê duyệt phương án cứu trợ khẩn cấp cho cả năm 2023. Theo đó, Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành dự trữ hàng hoá, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của 250.000 người dân trong 7 ngày liên tục, nếu bị ảnh hưởng của thiên tai nói chung, bão số 1 trước mắt nói riêng.

Hà Nội: Chủ động các phương án ứng phó bão số 1 -0

UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện phương châm 3 sẵn sàng (chủ động phòng tránh; bố trí kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) và “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ), chuẩn bị dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian 7 ngày.

Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng hóa, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động; theo dõi nắm chắc diễn biến của thời tiết và mưa, bão, lũ. Các xã, phường, thị trấn thực hiện ứng trực theo sự chỉ đạo của thành phố; tổ chức các hoạt động cung cấp hàng hóa cứu trợ khẩn cấp tới nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Môi trường

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm 50-70%, chủ yếu đến từ hàng triệu xe máy và ô tô sử dụng xăng dầu trên đường phố mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải xanh hóa những “trạm phát thải di động” gây ô nhiễm này.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.