Góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 99:

GS.TS Trần Văn Chứ: "Nên bỏ cơ quan chủ quản để Hội đồng trường thể hiện rõ vai trò"

GS.TS Trần Văn Chứ cho rằng, khi bỏ cơ quan chủ quản thì vai trò của Hội đồng trường sẽ được thể hiện rõ ràng và hiệu trưởng sẽ không còn tư tưởng nhiệm kỳ và phải cố gắng làm việc tốt chứ không phải hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định 99/2019/NĐ-CP thực thi Luật giáo dục đại học để lấy ý kiến góp ý. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Văn Chứ, Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp về vấn đề này.

Nên bỏ cơ quan chủ quản để Hội đồng trường thể hiện vai trò -0
GS.TS Trần Văn Chứ

Sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP là tất yếu

Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Trần Văn Chứ cho biết, Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30.12.2019 của Thủ tướng Chính phủ sau 03 năm triển khai đã nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình triển khai. Cụ thể:

Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đối với hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập là hội đồng trường hay cơ quan quản lý trực tiếp. Do đó, khó khăn cho việc xác định hội đồng trường hay cơ quan quản lý trực tiếp "cho chủ trương bổ nhiệm".

Ngoài ra, việc xác định cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận còn liên quan đến một số vướng mắc của các Nghị định khác của Chính phủ về: Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập; thẩm quyền "giao quyền" hoặc "giao phụ trách" cơ sở giáo dục đại học công lập trong trường hợp khuyết hiệu trưởng,…

Vấn đề tập thể lãnh đạo đơn vị. Nhiều cơ quan quản lý và nhiều đơn vị chưa rõ ràng về thành phần của tạp thể lãnh đạo đơn vị, người chủ trì là bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng trường hay hiệu trưởng?

Về quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự: Theo điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 99/2019/ND-CP quy định: Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhân sự theo quy định của Luật Giáo dục, Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục và các quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm; có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương,.. Việc này được cơ quan chủ quản uỷ quyền cho Hội đồng trường. Tuy nhiên, vướng mắc là đến nay một số bộ, ngành chưa thực hiện.

Việc quy định phải triệu tập trên 50% tổng số viên chức, người lao động của trường đại học để tham dự hội nghị đại biểu bầu và bầu thay thế một thành viên hội đồng trường gặp nhiều khó khăn, tốn kém, nhất là các cơ sở đại học có nhiều phân hiệu ở các vùng khác nhau của đất nước.

Việc thay thế thành viên hội đồng trường, đặc biệt đối với thành viên là đại diện cơ quan quản lý trực tiếp khi đã thôi việc, chuyển công tác,… các thủ tục thay thế hiện nay còn quá phức tạp gây khó khăn cho các hội đồng trường trong công tác điều hành.  

Về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường, miễn nhiệm hiệu trưởng còn chưa thống nhất. Do đó, một số đơn vị công tác bổ nhiệm, bãi nhiệm, chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này thấy rõ nhất một số trường đại học trong thời gian vừa qua. Việc chuyển đổi các trường đại học thành đại học, các quy định về đại học nghiên cứu, ứng dụng,.. còn nhiều bất cập.

Do đó, việc sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP là tất yếu theo hướng tự chủ của các trường đại học.

GS.TS Trần Văn Chứ cho rằng, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ (Nghị định 99) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là chủ trương đúng và tháo gỡ được nhiều nút thắt của tự chủ đại học.

Chưa tháo gỡ được công tác kiện toàn nhân sự hiệu trưởng

-Để tháo gỡ được nút thắt, vướng mắc của tự chủ đại học hiện nay, nhất là vấn đề nhân sự, tổ chức bộ máy, theo GS bắt đầu từ vấn đề gì?

GS.TS Trần Văn Chứ: Tổ chức Đảng trong các trường học là vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ về công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ dạy học bảo đảm chương trình, nội dung, thời gian và chất lượng giáo dục.

Như vậy, theo tôi công tác kiện toàn nhân sự hiệu trưởng là nhiệm vụ trong tâm của cấp uỷ cơ sở đào tạo. Về nhân sự đại hội là việc của tổ chức Đảng, cần phải bầu được cấp uỷ quy định và trách nhiệm của tổ chức Đảng trong việc chậm trễ bầu ra cấp ủy mới cũng cần được Ban Bí thư quy định rõ.

Phải nói rằng nếu chưa tổ chức được đại hội đảng, chưa kiện toàn được cấp uỷ thì không thể kiện toàn được nhân sự hiệu trưởng mới.

Nhiệm vụ kiện toàn cấp uỷ, tiến hành đại hội theo các quy định của đảng. Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/NĐ-CP không thuộc thẩm quyền và quy định về công tác đảng nên về cơ bản, chưa tháo gỡ được công tác kiện toàn nhân sự hiệu trưởng khi chưa đại hội và bầu được cấp uỷ.

Quy định của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: để bầu được hiệu trưởng, các trường phải kiện toàn được Hội đồng trường và đương nhiên phải có cấp uỷ. Tuy nhiên, hội đồng trường là tổ chức hoàn toàn mới nên từ trường đến cơ quan quản lý đều lúng túng.

Một nguyên nhân nữa là sự cứng nhắc trong thực hiện quy định về nhân sự của các cấp quản lý. Đáng lẽ, khi chưa tìm được người mới, người đương nhiệm vẫn phải được tiếp tục điều hành để tránh “đứt gãy quyền lực”, ảnh hưởng các hoạt động của trường, dẫn đến sự mất ổn định.

Một số cơ quan quản lý trực tiếp (bộ, ngành) chưa muốn buông quyền quản lý để các trường đại học được tự chủ theo Luật Giáo dục đại học.

Hội đồng trường có nên can thiệp trực tiếp vào công việc của Hiệu trưởng?

- Trong thời gian qua khi các trường đại học bước vào con đường tự chủ, một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi là mối quan hệ giữa hội đồng trường và ban giám hiệu, giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng, có nhiều ý kiến đặt ra, ai là người đứng đầu nhà trường, còn ý kiến của GS như thế nào?

GS.TS Trần Văn Chứ: Ngày 8.1.2021, Bộ Nội vụ có công văn trả lời Bộ GD-ĐT liên quan đến nội dung Bộ GD-ĐT xin ý kiến một số nội dung để xác định ai là người đứng đầu trường đại học công lập, trong đó nêu: “Từ những văn bản pháp luật có liên quan quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và trên cơ sở quy định của Luật số 34, Bộ Nội vụ cho rằng Hiệu trưởng sẽ là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập”.

Nếu Hội đồng trường ban hành chủ trương, đường lối cho sự phát triển của nhà trường và thực hiện công tác giám sát thì Ban giám hiệu là nơi thực hiện công tác điều hành, thực thi các chủ trương mà Hội đồng trường đưa ra. Vì vậy, ngoài những vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương chung thì hội đồng trường cũng phải nắm được những hoạt động chung để thực hiện công tác giám sát.

Trong Nghị quyết 19-NQ/TW đã nhấn mạnh: “… Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường”. Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất mà người điều hành là chủ tịch hội đồng trường, còn hiệu trưởng là người quản lý, tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường và pháp luật”.

Hiệu trưởng với tư cách người điều hành công việc thường xuyên của nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất về chuyên môn và học thuật. Đây là những quyền cốt lõi và quan trọng mà hiệu trưởng phải đảm nhận nhưng cũng là những việc mà hội đồng trường không nên can thiệp trực tiếp.

Việc sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP chỉ đề cập đến các thủ tục về mặt tổ chức mà chưa giải quyết được những vướng mắc cốt lõi về các mối quan hệ về quyền lực và trách nhiệm giữa hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng, giữa đại học và trường đại học trong công tác quản trị đại học; tổ chức của một đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục đại học và do đó chưa thể tháo gỡ được các vướng mắc trong việc thực hiện Luật.

Sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP lần này cũng chủ yếu mới chỉ quan tâm đến quy trình tổ chức bộ máy quản trị của Nhà trường trên nền tảng gỡ rối các vấn đề thành lập mới hoặc nhiệm kỳ mới của hội đồng trường mà chưa đi sâu vào giải quyết các mối quan hệ về quyền lực và trách nhiệm giữa hội đồng trường và hiệu trưởng, giữa đại học và trường đại học trong công tác quản trị đại học nên chưa giải quyết được như kỳ vọng.

Đặc biệt phân biệt rõ ràng vai trò của bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng. Khi các cơ giáo dục còn bao cấp bởi các cơ quan chủ quản mà chưa tự chủ thực sự thì vai trò của hội đồng trường vẫn chưa thực sự quan trọng và chưa có sự phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.

Nên nhất thể lại Chủ tịch Hội đồng trường nên nhất thể với Bí thư đảng uỷ

- Về điểm mới mà Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 99 đưa ra về thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, ý kiến GS như thế nào?

GS.TS Trần Văn Chứ: Trước đây bổ nhiệm hiệu trưởng các trường đại học hoàn toàn do Bộ trưởng các bộ chủ quản quyết định và có sự đồng ý của các cấp uỷ đảng phụ trách. Khi cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu bổ nhiệm, cứ vào quy hoạch cán bộ (hiệu trưởng) đã được cấp trên phê duyệt.

Cơ sở giáo dục có văn bản xin chủ trương và khi được cơ quan chủ quản đồng ý, cơ cở giáo dục thực hiện quy trình dưới sự giám sát của đơn vị tổ chức, cán bộ của cơ quan chủ quản. Sau khi có ý kiến đồng trình với cấp uỷ đảng phụ trách, cơ sở đào tạo sẽ có văn bản lên bộ chủ quản. Bộ trưởng bộ chủ quản sẽ ra quyết định công nhận.

Thời gian chưa có hội đồng trường thì đảng uỷ, ban giám hiệu có vai trò chính trong các bước thực hiện quy trình. Từ khi có hội đồng trường thì vai trò chính trong thực hiện quy trình bổ nhiệm là đảng uỷ, hội đồng trường và ban giám hiệu. Có thể thấy việc quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng vẫn do các cơ quan chủ quản quản lý cơ sở giáo dục đào tạo bổ nhiệm.

Hiện nay các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ giữa hội đồng trường và cơ quan quản lý trực tiếp, đâu là đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng của trường đại học công lập. Khi có nhu cầu, trường đại học cũng không rõ cơ quan nào phê duyệt "chủ trương bổ nhiệm". Dự thảo của Bộ GD-ĐT đề nghị xác định rõ cơ quan quản lý trực tiếp có quyền bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học công lập.

Như vậy đây không phải là điểm mới trong quy trình bổ nhiệm, mà chỉ là sửa đổi và cách thức triển khai quy trình bổ nhiệm để đảm bảo công khai, minh bạch và thuận tiện cho quá trình triển khai và tháo gỡ các vướng mắc khi thực hiện Luật Giáo dục đại học (đã sửa đổi).

- Trở lại với ý kiến ban đầu như giáo sư đã đưa ra là “một số cơ quan quản lý trực tiếp (bộ, ngành) chưa muốn buông quyền quản lý để các trường đại học được tự chủ theo Luật Giáo dục đại học”, giáo sư có kiến nghị gì về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 99 lần này?

GS.TS Trần Văn Chứ: Theo tôi, hướng mạnh mẽ trong tự chủ của các trường đại học theo hướng bỏ bộ chủ quản. Khi bỏ bộ chủ quản thì vai trò của hội đồng trường sẽ được thể hiện rõ ràng và hiệu trưởng sẽ không còn tư tưởng nhiệm kỳ và phải cố gắng làm việc tốt chứ không phải hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện mạnh mẽ trong công tác đánh giá cán bộ, ngay cả đánh giá chủ tịch hội đồng trường, ban giám hiệu và hiệu trưởng.

Tôi nghĩ, xem lại các quy định lại thành phần hội đồng trường đặc biệt các thành phần bên ngoài trường đối với các trường đại học công lập. Hiện nay, các thành viên ngoài trường của các trường đại học đều là cán bộ có chức vụ to, học vị cao. Tuy nhiên, việc tham gia các họp hội đồng trường và đóng góp cho nội dung cuộc họp thì rất ít.

Nghị định rất nên làm rõ, hướng dẫn các trường thực thi các quy định trong Luật về mối quan hệ giữa Hội đồng trường, Chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng về quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên trong việc ra quyết định chính sách, giám sát, đánh giá và cải tiến các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của nhà trường; huy động các nguồn lực, phòng ngừa và xử trí các rủi ro trong quá trình đổi mới.

Đặc biệt, Nghị định nên nhất thể lại Chủ tịch Hội đồng trường nên nhất thể với Bí thư đảng uỷ.    

-Xin trân trọng cảm ơn GS!

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.